2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Hình thức kế toán
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế, đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của công ty. Các bộ phận khác trực thuộc như phân
xưởng, cửa hàng, đại lý, kho chỉ có nhiệm vụ tổ chức khâu ghi chép ban đầu phục vụ cho sự chỉ đạo của cấp trên, cụ thể:
+ Tại phân xưởng( xí nghiệp) dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép, thu nhập, tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng chỉ đạo sản xuất của giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng
+Tại cửa hàng, đại lý thì theo dõi tình hình bán hàng, cung ứng hàng
+ Tại kho: thủ kho sẽ theo dõi thẻ kho về số lượng
+ Các bộ phận khác: như phòng kinh doanh, phòng tổ chức sẽ lập kế hoạch thu mua NVL, kế hoạch sản xuất, lập đơn đặt hàng, bảng tính lương.
Với hình thức này đã đảm bảo được sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp công ty kiểm tra và chỉ đạo kịp thời
Sơ đồ 2.3: Mô hình hệ thống kế toán công ty cổ phần hải sản Thái Bình
Kế toán các xí nghiệp thành viên : có 5 người
- Mỗi xí nghiệp có 1 kế toán thực hiện công tác kế toán tài vụ, lao động tiền lương - Xí nghiệp thành viên hạch toán báo sổ, chi phí theo dự toán và các định mức kinh tế kỹ thuật cuối tháng báo cáo kết quả về phòng kế toán tài vụ công ty để
Phòng kế toán - Tài vụ công ty Kế toán XN Đông Lạnh Kế toán XN Tam Lạc Kế toán XN CBHS Diêm Điền Kế toán XN Cửa Lân Kế toán XN hậu cần dịch vụ
hạch toán kế toán, các xí nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán công ty.
Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức nhân sự phòng kế toán
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổng hợp các số liệu làm quyết toán, chấp hành các chế độ kế toán do nhà nứơc ban hành, kế toán trưởng luôn cung cấp những thông tin tình hình tài chính cho giám đốc một cách kịp thời, chính xác
+ Kế toán viên phụ trách kế toán thanh toán, NVL, hàng hoá, tiền lương có nhiệm vụ theo dõi hạch toán tình hình thu chi liên quan đến tiền mặt của công ty, và tình hình thu mua, vận chuyển nhập xuất tồn NVL, ghi chép các sổ có liên quan và đánh giá kiểm kê tình hình chất lượng và giá trị NVL và hạch toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kế toán viên phụ trách công tác vay, nợ, thuế và thực hiện chính sách người lao động, có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tình hình vay, gửi tiền ở ngân hàng, tình hình công nợ của công ty, các khoản phải nộp nhà nước và các chính sách cho người lao động.
+ Kế toán viên: phụ trách tiêu thụ và thành phẩm có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về nhập xuất tiêu thụ thành phẩm, các khoản chi phí phát sinh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty
Kế toán thanh toán, NVL, hàng hoá, tiền lương Kế toán vay, nợ, thuế Kế toán tiêu thụ và thành phẩm Thủ quỹ kiêm văn thư Kế toán trưởng
+ Thủ quỹ :Có nhiệm vụ thu chi, cất giữ, bảo quản tiền mặt của công ty. Đồng thời tham gia đối chiếu về mặt thực tế tiền quỹ với kế toán thanh toán
2.2.1.2 Hình thức kế toán
Công ty lựa chọn hình thức " chứng từ ghi sổ" để tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế tóan theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú: - Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp các tài khoản Sổ Cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành lập các bảng kê tài khoản liên quan. Cuối quý kế toán tổng hợp dựa vào bảng kê chi tiết và các chứng từ liên quan vào bảng tổng hợp.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Nhận xét:
Công ty cổ phần hải sản Thái Bình là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên việc lựa chọn hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ" là phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của công ty.
Tuy nhiên công ty mới chỉ theo dõi thường xuyên trên sổ chi tiết, sổ cái và bảng tổng hợp chứ chưa theo dõi trên chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, như vậy là chưa tuân tủ theo nguyên tắc đối chiếu trong kế toán, điều này có thể dẫn đến sai sót trong việc ghi sổ mà kế toán không kiểm tra được.
2.2.2 Cách xác định quỹ lương kế hoạch
2.2.2.1 Định mức lao động các bộ phận của công ty
Chi phí nhân công sản xuất chượp 05 công trên 1 tấn với thợ bậc 3/7
Bảng 2.2: Định mức khoán nhân công cho sản xuất một số hàng thủy sản tại xí nghiệp hải sản Diêm Điền
STT Khoản mục Định mức công/ tấn Ghi chú
1 Vệ sinh nhà chế biến bể và sơ chế cá 0,31 2 Gánh cá từ tàu lên nhà chế biến 1,12 3 Gánh cá từ nhà chế biến lên bể 1,00
4 Gánh muối bổ sung chượp 0,18
5 Dồn chượp (20%) 0,27
6 Chăm sóc đánh đảo theo quy trình 2,12
+ Ngoài định mức ( phân bổ cho cả chế biến chượp và nước mắm và các sản phẩm hải sản khác)
- Hớt bột cá - Chống bão - Bổ sung dứa quả - Kiểm kê
- Nhập muối vào kho, định mức nhân công: + Muối rời: 2 tấn/công + Muối bao: 4 tấn/công - Thay phên
- Hớt nước mưa và sửa chữa chượp, nước mắm... - Tái chế nước mắm
Chi phí nhân công sản xuất nước mắm đối với bể liên hòan: 5,5công cho 1000 lít nước mắm thành phẩm với thợ chế biến bậc 3/7 cụ thể như sau:
STT Nội dung công việc Định mức công/ 1.000 lít Ghi chú
1 Chuyển chượp từ bể sang liên hoàn xe cải tiến (tấn)
1,126
2 Sa cát đắp lù 0,11
3 Vệ sinh bể chứa nước mắm dung tích (3000*7000)
0,06 4 Vệ sinh ga rút, đóng rút lù 0,046
5 Múc lọc nước mắm 0,25
6 Bơm nước mắm từ ga trung tâm về bể chứa
0,04
7 Gánh bã lên lò nấu(tấn) 0,70
8 Bơm nước lên nồi và nấu phá bã 0,44 9 Bơm nước lên nồi và hâm cô 0,54 10 Bơm chuyển nước hâm cô lên bể
đăng
0,038
11 Đánh đăng 0,126
12 Pha đấu nước mắm 0,14
13 Bơm xuất nước mắm lên stex 0,044
14 Xuất nước mắm bằng gáo thủ công 0,25
15 Nắm than (tấn) 0,35
16 Chọc lò, xúc xỉ, vệ sinh (tính trên bã nấu) (tấn)
0,35
17 Gánh bã thải 0,42
18 Đánh muối nấu nước mắm 0,21
19 Thay bể lọc tinh 0,10
20 Thay bể lọc nước phá bã (tấn bã) 0,46
Chi phí nhân công đóng chai tính theo công thợ chế biến bậc 3/7
- Nước mắm chai nhựa 500ml, mắm tôm chua, mắm tôm loãng: 200 chai/công - Nước mắm chai nhựa 1 lít : 150 chai/công
- Nước mắm chao thủy tinh (500ml, 650ml, 700ml) : 80 chai./công - Mắm tôm đặc đóng gói 300gram, 200gram :100 gói/công
Chi phí nhân công cho sản xuất mắm tôm loãng là 8,4 công/ tấn - đối với công thợ chế biên bậc 3/7
Cho phí nhân công cho sản xuất mắm tôm chua là 10,3 công / tấn - đối với công thợ chế biến bậc 3/7
Cho phí nhân công cho sản xuất mắm tôm đặc tính cho công thợ chế biến bậc 3/7: - Mắm tôm đặc: 35,7 công/ tấn
- Mắm tôm đặc nhạt: 41 công/ tấn
2.2.2.2 Mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá tiền lương
Từ ngày 01/01/2008 công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/ người/ tháng
2.2.2.3 Hệ số phụ cấp
Ở công ty bao gồm phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trà nước, phụ cấp vận chuyển được xác định như sau:
- Phụ cấp trách nhiệm : 54.000 đ/ người/ tháng - Phụ cấp trà nước : 10.000đ/ người/ tháng
- Phụ cấp vận chuyển: hưởng lương theo hệ số bậc 1 là : 2,76
2.2.2.4 Xác định tổng quỹ lương kế hoạch
Quỹ lương là khoản tiền lương mà công ty phải trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Căn cứ để lập kế hoạch
+ Công ty phân bổ
+ Căn cứ vào khả năng tiêu thụ năm tới Dự tính kế hoạch năm 2008 là
Như vậy nhu cầu nhân công cho sản xuất như sau
Nhân công cho sản xuất chượp: Cứ 1.000.000 lít nước mắm tương đương với 1.000 tấn chượp. Kế hoạch năm 2008 là 900 tấn chượp, do mắm tôm loãng, mắm tôm chua, mắm tôm đặc được làm từ nguyên liệu là tôm moi, năm 2008 công ty không lập kế hoạch cho những sản phẩm này.
Vì vậy Số công cho sản xuất chượp là 900 tấn * 5c = 4.500c Mức lương tối thiểu năm 2008 là 540.000 đồng
Tiền công thanh toán cho 1 công sản xuất chượp và nước mắm là bậc 3 với hệ số: 2,42
(2,42 * 540.000 )/ 26 = 50.200 (đồng/ công) Chi phí nhân công sản xuất chượp:
4.500c * 50.200 = 225.900.000 đồng Nhân công cho sản xuất nước mắm
Số công cho sản xuất nước mắm là 900 lít * 5,5 = 4.950c Chi phí nhân công cho sản xuất nước mắm:
4.950c * 50.200 = 248.490.000 đồng
Tồng tiền nhân công cho sản xuất = 474.390.000 đồng Nhân công gián tiếp 11 người ở đơn vị sản xuất Diêm Điền + 1 giám đốc: 5,98
+ 1 kế toán: 3,89
+ 2 bán hàng: (3,49 + 2,86) + 2 thủ kho: (3,89 + 3,49)
+ 1 thủ quỹ: 3,33
+ 2 kỹ thuật: (2,01 + 1,8) + 2 bảo vệ (3,15 +2,01)
Tổng hệ số công gián tiếp = 35,9
Vậy chi phí nhân công gián tiếp ở đơn vị Diêm Điền. 35,9 * 540.000 * 12tháng = 232.632.000 đồng
- Tương tự tính chi phí gián tiếp của đơn vị Cửa Lân Tổng công gián tiếp: 12,57
- Chi phí nhân công gián tiếp của đơn vị Cửa Lân 12,57 * 540.000 * 12 tháng = 81.453.600 đồng - Chi phí gián tiếp ở đơn vị Tam Lạc
17,73 * 540.000 * 12 tháng = 114.890.400 đồng - Chi phí nhân công gián tiếp tại văn phòng 58,64 * 540.000 * 12 tháng = 379.987.200 đồng Tổng quỹ lương cho năm 2008 là: 1.283.353.200 đồng
Sau khi xác định được quỹ tiền lương, doanh nghiệp sẽ xin Sở lao động thương binh xã hội (LĐ – TBXH) duyệt quỹ tiền lương này. Sở LĐ – TBXH sẽ duyệt quỹ tiền lương này kèm theo phải đảm bảo các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận theo kế hoạch nhà nước giao, hàng tháng công ty tạm chi lương cho người lao động. Cuối năm doanh nghiệp báo cáo lên Sở LĐ – TBXH về tình hình thực hiện các chỉ tiêu: Doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, quỹ tiền lương. Do đó Sở LĐ – TBXH sẽ kiểm tra tình hình thực hiện của công ty so với kế hoạch đã đề ra. Sở sẽ duyệt lại quỹ lương cho doanh nghiệp. Sau khi đã được Sở duyệt lại quỹ lương thì doanh nghiệp sẽ so sánh quỹ tiền lương được duyệt với quỹ tiền lương thực trả cho người lao động, nếu quỹ tiền lương được duyệt cao hơn quỹ
tiền lương thực trả thì doanh nghiệp tiếp tục trích bổ sung để chi trả cho người lao động, nếu quỹ tiền lương được duyệt thấp hơn quỹ tiền lương thực trả tức là doanh nghiệp đã chi vượt số tiền được phép trả cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ tìm cách bù lỗ vào các năm sau.
Xác định lao động định biên
Lao động định biên sản xuất chượp = 4.500/(26*12) = 14(người)
Lao động định biên cho sản xuất nước mắm = 4.950 / (12*26) = 16(người)
Lđb = L yc + L pv + Lql
Trong đó:
L yc : Lao động sản xuất trực tiếp: 30 người
L pv : Lao động phụ trợ, phục vụ: 26 người
Lbh : Lao độngbán hàng: 12 người
Lql : Lao động quản lý: 19 người
Số lao động định biên Lđb = 30 + 26 + 12 + 19 = 87 người
Nhận xét: Công ty chỉ xây dựng lao động định biên cho công nhân sản xuất chượp. Đối với lao động gián tiếp thì hàng năm công ty có dựa vào danh sách cố định, còn lao động trực tiếp sản xuất công ty dựa vào định mức lao động, số ngày công trong 1 tháng để tính ra số lao động định biên trực tiếp sản xuất.
Cách tính quỹ lương kế hoạch của công ty còn khá chung chung và chưa thực sự hợp lý, công ty tính tổng qũy lương chủ yếu căn cứ vào hệ số lương của từng người lao động và chỉ xây dựng quỹ lương định mức lao động và kế hoạch sản xuất cho công nhân trực tiếp sản xuất chượp và sản xuất nước mắm.
2.2.3 Hình thức tính lương và phương pháp tính lương tại công ty
Công ty áp dụng hình thức trả lương : hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương khoán
- Hình thức trả lương theo thời gian : được áp dụng chủ yếu để tính lương cho bộ phận gián tiếp, đây là hình thức trả lương căn cứ vào giờ công lao động. Ở đây công ty áp dụng tính theo mức lương ngày.
Ví dụ : Trong bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2008 của cô Nguyễn Thị Nhưng, chức vụ : kế toán, số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày
= 1.792.800(đ)
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: đựơc áp dụng chủ yếu trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và lái xe
* Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
+ Cụ thể : tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở đơn vị chế biến hải sản Diêm Điền
Từ bảng chấm công, danh sách bình bầu lao động, bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp của đơn vị, phiếu giao khoán công việc ta tính lương cuar công nhân trực tiếp sản xuất
Cách tính lương : đơn vị tính lương cho công nhân theo hệ số lương bậc 3 : 2,42 Lương cơ bản
của cô Nhưng =
540.000 * 3,32
26 * 26
Mức lương tối thiểu của DN * Hệ số lương
26 =
Lương cơ bản thời gian(lương ngày)
+ Lương 1 công của công nhân làm lò lớn hơn lương của công nhân làm công việc khác vì mức độ công việc nặng nhọc hơn nên có công thức tính lương
= 60.000 (đ/công)
+ Lương 1 công của công nhân làm lọc, gánh chượp, gánh than, đóng chai, chượp, nước mắm... có số tiến 1 công là
= 50.200 (đ/công)
Từ phiếu giao khoán công việc ta lập được bảng thanh toán lương tổ nước