Trình tự hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 33 - 122)

Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất 1.7 Kế toán tiền thưởng

1.7.1 Nội dung1.7.1.1 Khái niệm 1.7.1.1 Khái niệm

Thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động, trả giá đúng mức số lao động đã hao phí doanh

nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau như: thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm, thưởng chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động,…

1.7.1.2 Điều kiện thưởng

Điều kiện thưởng là những quy định tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để có được mức thưởng đó. Do đó các doanh nghiệp phải xác định đúng đắn các chỉ tiêu thưởng và các điều kiện thưởng. Tuỳ theo mỗi doanh nhiệp căn cứ vào mục tiêu của mình mà có các điều kiện thưởng phù hợp.

1.7.1.3 Mức thưởng

Tuỳ đối tượng mà có các mức thưởng khác nhau, khi xác định mục tiêu cần chú ý:

- Căn cứ vào tính chất phức tạp và tầm quan trọng của công việc, điều kiện lao động của từng bộ phận, từng người.

- Bảo đảm mối quan hệ giữa công nhân làm tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm, giữa công nhân chính và công nhân phụ, giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.

- Bảo đảm vai trò động viên vật chất của tiền thưởng trong điều kiện hiện nay.

1.7.2 Các hình thức thưởng

+ Thưởng theo một chỉ tiêu + Thưởng theo hai chỉ tiêu + Thưởng ba chỉ tiêu + Thưởng theo bốn chỉ tiêu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI

CÔNG TY CP HẢI SẢN THÁI BÌNH

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty2.1.1.1 Giới thiệu về công ty: 2.1.1.1 Giới thiệu về công ty:

- Tên tiếng việt: Công ty cổ phần hải sản Thái Bình

- Tên tiếng anh: Thai Binh Seaproduct Join Stock Company - Tên viết tắt : THASEAJSC

- Địa chỉ : Số 22 - Phố Hai Bà Trưng - Phường Lê Hồng Phong - Thành Phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

- Điện thoại : (036)831583 - Fax: 036 840846

- Website: Http:// www.haisantb.com

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hải Sản Thái Bình qua các giai đoạn, lịch sử như sau:

- Tháng 6/1958 công ty cung tiêu thuỷ sản được thành lập, trực thuộc ty Thương nghiệp Thái Bình có chức năng, nhiệm vụ: thu mua, chế biến hàng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Kế hoạch sản xuất hàng năm tỉnh giao.

Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:

+ 3 phòng (Tổ chức hành chính, Nghiệp vụ kế hoạch và Tài vụ)

+ Có 6 trạm trực thuộc công ty (Trạm thu mua Hải sản Diêm Điền, trạm thu mua Hải Sản Cửa Lân, trạm nước mắm Tam Lạc, Vật tư nghề cá Diêm Điền, trạm thu mua hải sản Thái Lộc, trạm thu mua hải sản Thuỵ Xuân.

- Tháng 5/1969, ty Thuỷ sản Thái Bình được thành lập. Công ty cung tiêu thuỷ sản trực thuộc ty Thuỷ Sản. Chức năng, nhiệm vụ như trước nhưng tách trạm nước mắm Tam Lạc thành xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, hạch toán độc lập, trực thuộc ty Thuỷ Sản. Nhiệm vụ của công ty cung tiêu thuỷ sản chỉ thu mua cá, tôm, chế biến thành chượp chín và bán cho xí nghiệp chế biến nước mắm sản xuất thành nước mắm, giao bán cho ty Thương Nghiệp theo kế hoạch tỉnh giao hàng năm.

- Tháng 7/ 1981, công ty Hải Sản được thành lập trên cơ sở sát nhập các đơn vị trong ngành bao gồm: Công ty cung tiêu thuỷ sản, xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ máy của công ty Hải Sản bao gồm: 3 phòng: + Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật + Phòng Kế toán - Tài vụ Các trạm, đơn vị:

+ Trạm thu mua hải sản Diêm Điền + Trạm thu mua trên biển

+ Trạm thu mua hải sản Thuỵ Xuân + Trạm thu mua hải sản Thái Lộc + Trạm thu mua hải sản Cửa Lân + Xưởng đông lạnh Diêm Điền

+ Đội khai thác hải sản

+ Xưởng chế biến nước mắm Tam Lạc

+ Trạm vật tư nghề cá Diêm Điền

Nhiệm vụ của công ty thu mua, chế biến, khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá cho toàn tỉnh Thái Bình. Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm do tỉnh giao. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị trực thuộc công ty hạch toán báo sổ.

- Tháng 6/ 1982 đội khai thác hải sản tách ra khỏi công ty thành lập xí nghiệp khai thác hải sản thuộc ty Thuỷ sản, là đơn vị hạch toán độc lập.

- Tháng 7/ 1986 thực hiện chủ trương phân cấp huyện công ty Hải sản được tách ra thành 3 công ty:

o Công ty Hải sản Thái Bình trực thuộc sở Thuỷ sản

o Công ty Hải sản Thái Thuỵ trực thuộc UBND huyện Thái Thuỵ

o Công ty Hải sản Tiền Hải trực thuộc UBND huyện Tiền Hải

Các trạm thu mua chế biến hải sản thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ bàn giao cho công ty Hải sản Thái Thuỵ và Tiền Hải.

Bộ máy công ty hải sản còn lại 3 phòng:

 Tổ chức - Hành chính  Kế hoạch - Kỹ thuật  Kế toán - Tài vụ 4 đơn vị trực thuộc:  Trạm nước mắm Tam Lạc  Trạm vật tư nghề cá

 Xưởng đông lạnh Diêm Điền

Kế hoạch sản xuất do tỉnh giao.

- Tháng 7/ 1988, sở Thuỷ sản Thái Bình giải thể, thành lập liên hiệp xí nghiệp thuỷ sản Thái Bình. Công ty Hải sản trực thuộc liên hiệp xí nghiệp thuỷ sản. Bộ máy quản lý của liên hiệp đồng thời là bộ máy quản lý của công ty. Giám đốc liên hiệp kiêm giám đốc công ty, trưởng phòng Tài vụ liên hiệp kiêm kế toán trưởng của công ty.

Chức năng của liên hiệp thay chức năng của sở Thuỷ sản, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuỷ sản trong toàn tỉnh.

Chức năng của công ty Hải sản: Sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản và dịch vụ nghề cá.

Đây cũng là thời điểm bắt đầu chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty tự tìm mua nguyên liệu và tự tiêu thụ sản phẩm. Gía cả do công ty tự quyết định.

Bộ máy của công ty bao gồm:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật + Phòng Kế toán - Tài vụ + Phòng đăng kiểm tàu thuyền + Xưởng đóng tàu

+ Đội khai thác hải sản

+ Xưởng đông lạnh Diêm Điền

+ Đội thu mua trên biển + Trạm hải sản Diêm Điền + Trạm hải sản Thuỵ Trường + Trạm hải sản Cửa Lân

+ Xưởng chế biến nước mắm Tam Lạc

+ Trạm vật tư thuỷ sản

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm thị xã + Trại giống thuỷ sản

(Giải thể công ty Hải sản Tiền Hải và Thái Thuỵ, nhập vào công ty Hải sản Thái Bình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 9/1994: Giải thể liên hiệp xí nghiệp thuỷ sản Thái Bình. Chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản được giao cho sở Nông nghiệp, thành lập sở Nông - Lâm - Ngư.

Bộ máy tổ chức của liên hiệp xí nghiệp thuỷ sản còn lại làm nhiệm vụ quản lý công ty Hải sản chức năng sản xuất kinh doanh và dịch vụ thuỷ sản.

Công ty Hải Sản được công nhận là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng 1 từ năm 1995.

- Tháng 9/2005 công ty Hải sản được cổ phần hoá với 100% vốn do cổ đông đóng góp đổi tên thành công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình. Đại hội cổ đông đã bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Bộ máy của công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình:

 Phòng Tổ chức - Hành chính

 Phòng Kỹ Thuật - Kế hoạch  Phòng Kế toán - Tài vụ

 Xí nghiệp chế biến hải sản Diêm Điền  Xí nghiệp chế biến hải sản Cửa Lân  Xí nghiệp chế biến hải sản Tam Lạc  Xí nghiệp vật tư nghề cá

 Xí nghiệp đông lạnh Diêm Điền  Cửa hàng giới thiệu sản phẩm thị xã

Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình hoạt động theo luật doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh chủ yếu hàng thủy sản, ngoài ra khi có điều kiện kinh doanh những hàng khác khi xét thấy có hiệu quả.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần hải sản Thái Bình: 2.1.2.1 Chức năng của công ty: 2.1.2.1 Chức năng của công ty:

Công ty cổ phần hải sản Thái Bình là một dạng hình doanh nghiệp với chức năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng về thuỷ sản.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty:

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước theo luật doanh nghiệp + Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

+ Tính chất quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả + Không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động

+ Thực hiện tái sản xuất mở rộng, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính và hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

2.1.3 Tổ chức sản xuất và quản lý:2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý

Hội Đồng Quản Trị

Phòng Kinh Doanh

Ban kiểmsoát

Khối Quản Lý Ban Giám Đốc Khối Sản Xuất XNCB Hải Sản Diêm Điền XN Đông Lạnh XN Tam Lạc XN Cửa Lân XN Dịch Vụ hậu cần Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng banĐại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty, gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông bao gồm đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên, đại hội đồng cổ đông bất thường, đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng của công ty.

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau này: + Thông qua định hướng phát triển công ty

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán + Bầu miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát

+ Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm

+ Xem xét và xử lý các vi pham của hội đồng quản trị, ban kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý công ty, do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để giải quýêt mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và các hoạt động của công ty

Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty

 Quyết định phương án và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn quy định của điều lệ công ty

 Bổ, miễn nhiệm, cách thức, ký, chấm dứt hợp đồng, giám sát, chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ

Ban giám đốc:

Giám đốc: là do hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và các hoạt động cúa công ty, là người có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty theo quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị

Báo cáo trước hội đồng quản trị về tình hình và kết quả hoạt động của công ty Phó giám đốc: là do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thông suốt.

Ban kiểm sát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc và phó giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thông kê và lập báo cáo tài chính

Khối quản lý:

Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Có trách nhiệm tiếp nhận nguyên liệu, phụ tùng, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất hàng ngày. Tham mưu cho giám đốc việc ký kết các hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm của công ty

Phòng kế toán tài vụ: có trách nhiệm phụ trách chung nhiều việc, tổ chức hệ thống kế toán thông kê cho công ty, ghi chép các số liệu trong quá trình sản xúât kinh doanh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản

xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý. Định kỳ lập báo cáo tài chính trình giám đốc và hội đồng quản trị về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thu mua cung ứng nguyên vật liệu, tình hình tài chính của công ty. Cân đối tình hình thu chi của công ty để ra kế hoạch luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, đào tạo và quản lý lao động. Có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các chính sách chế độ, quyết định cho công nhân viên của công ty

Căn cứ vào chế độ tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiên hành và tính thực tế trong ngành để thực hiện tốt công tác tính lương và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên.

Tham mưu cho giám đốc trong công tác khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo công tác an toàn sản xuất cho người lao động

Khối sản xuất (trực tiết sản xuất)

Có nhiệm vụ tiếp nhận nguyên liệu, công cụ đưa vào sản xuất. Thu hồi phế phẩm từ sản phẩm hoàn thành để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất Tổ chức quá trình sản xuất của xí nghiệp:

Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là nước mắm và hàng thuỷ sản đông lạnh được sản xuất tại các xí nghiệp chế biến đông lạnh và xí nghiệp chế biến nước mắm:

+ Xí nghiệp chế biến đông lạnh: có diện tích:1,200m2 , bao gồm: Phòng làm việc của ban giám đốc, phòng tiếp nhận nguyên vật liệu, phòng chế biến, phòng cấp đông, phòng vận hành máy lạnh và các kho lạnh.

+ Xí nghiệp chế biến nước mắm: có tổng diện tích: 28300m2, bao gồm: Nhà làm việc của ban giám đốc, kho chứa nguyên vật liệu, các bể chứa chượp, bể chứa nước mắm, nhà kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm,...

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty2.1.5.1. Các nhân tố môi trường bên trong : 2.1.5.1. Các nhân tố môi trường bên trong :

Thuận lợi:

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh các hàng nội địa khá đầy đủ sức chứa kho sản xuất nước mắm tổng số các xí nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 33 - 122)