0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Đặc điểm tổn thương mâm chày trong (Schatzker IV)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG MÂM CHÀY VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN LOẠI SCHATZKER V VÀ VI BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT (Trang 62 -65 )

B/ Biên độ vận động: ≥ 140°

3.1.3. Đặc điểm tổn thương mâm chày trong (Schatzker IV)

* Đường gãy của mâm chày trong

Trên phim mặt phẳng ngang cho thấy có các dạng đường gãy sau:

- Gãy tách mảnh: 10 trường hợp. Trong đó gãy tách mảnh phía ngoài 6 trường hợp (hình 3.6), đường gãy đi từ trước ra sau và gãy tách mảnh phía sau là 4 trường hợp. Trên phim mặt phẳng đứng dọc, mảnh gãy phía sau trong có dạng hình chêm (hình 3.7).

Hình 3.6. Mảnh gãy bờ ngoài mâm chày trong (mũi tên đen)

* Nguồn: BN. Võ Văn T, số BA: 1225193

Hình 3.7. Mảnh gãy phía sau dạng hình chêm của mâm chày trong (mũi tên đen)

* Nguồn: BN. Nguyễn Thị S, số BA: 1025387

* Số mảnh gãy mâm chày trong

Bảng 3.6: So sánh số mảnh gãy giữa XQ và cắt lớp vi tính

Số mảnh vỡ Phim XQ Phim CLVT

1 mảnh 10 5

2 mảnh 0 5

Nhận xét bảng 3.6: Gãy mâm chày trong đơn thuần không có nhiều mảnh, thường là mảnh lớn. 5 trường hợp được xác định có một mảnh gãy trên phim XQ chuyển sang loại có 2 mảnh là do phát hiện thêm mảnh gãy trên phim CLVT ở diện cắt mặt phẳng ngang. Mảnh gãy thứ hai thường nhỏ.

Hình 3.8. Gãy mâm chày trong hai mảnh (mũi tên đen)

* Nguồn: BN Dương Thuận H, số BA: 1113413

Nghiên cứu ghi nhận có mức độ phù hợp rất kém về số mảnh gãy được xác định giữa XQ và CLVT với K = 0,095 [(-0,029) – 0,220].

*So sánh độ lún giữa XQ và cắt lớp vi tính

Bảng 3.7: Độ lún mâm chày trong

Độ lún (mm) Phim XQ Phim CLVT

Không lún 9 4

1- 4 mm 1 3

5 - 9 mm 0 2

10 - 19 mm 0 1

Số BN 10 10

Nhận xét bảng 3.7: Trên phim XQ, nghiên cứu ghi nhận gãy mâm chày trong đơn thuần không phát hiện được lún ở 9 trường hợp, mảnh gãy mâm chày trong thường di lệch nghiêng vào trong. Do vậy khó xác định được lún trên phim XQ (hình 3.9). Mức độ lún của MCT < 5mm là 3 trường hợp. Hệ số tương quan nội

lớp đánh giá mức độ tin cậy của đo lường độ lún (mm) giữa XQ và CLVT với K = 0,052. Trên lâm sàng, những trường hợp gãy MCT bị lún nhiều thường có dấu hiệu cẳng chân vẹo trong.

Hình 3.9. Mảnh gãy MCT bị nghiêng khó xác định lún trên XQ (A), xác định được lún trên CLVT (B) (mũi tên đen)

* Nguồn: BN Đỗ Anh D, số BA: 1114398

Bảng 3.8: Mối tương quan giữa độ lún và khu vực lún trên phim cắt lớp vi tính

Độ lún (mm)

Khu vực lún Cộng

(n = 6)

Phía trước Trung tâm Phía sau

1 - 4 mm 2 0 2 4

5 - 9 mm 0 1 0 1

15mm 1 0 0 1

Số BN 3 1 2 6

Nhận xét bảng 3.8: lún xuất hiện đều các khu vực. Diện lún thường rộng, chính là phần mảnh gãy di lệch xuống.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG MÂM CHÀY VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN LOẠI SCHATZKER V VÀ VI BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT (Trang 62 -65 )

×