2.2.5.1. Qui trình chụp cắt lớp vi tính khớp gối
Chuẩn bị:
- Bệnh nhân nằm ngửa. Có buộc hai bàn chân với nhau để giữ tư thế. Trục dọc chân giữa bàn (theo đèn laser định vị).
- Gantry (khung máy) vuông góc mặt phẳng ngang. - Chỉnh vị trí gối được chụp ở trung tâm.
- Chỉnh các dị vật kim loại ra ngoài trường chụp (field of view). - Chụp hình định vị (scout view).
- Xác định trường chụp: lấy 1 gối, gồm cả 2 lồi cầu xương đùi, đầu trên xương chày - xương mác, xương bánh chè.
Thông số kỹ thuật:
- Điện thế 120KV. - Cường độ 200mA.
- Cửa sổ xương (300 - 1000HU). - Lát cắt ngang (axial).
- Độ dày lát cắt 1,5mm.
- Khoảng dịch chuyển bàn 1,5mm.
Tái tạo hình sau chụp:
- Tái tạo các lát cắt theo mặt phẳng trán (coronal). - Tái tạo các lát cắt theo mặt phẳng đứng dọc (sagittal). - Tái tạo hình không gian 3 chiều.
- Chọn hình và in phim.
2.2.5.2. Phương pháp đo độ lún mâm chày trên phim XQ
Đo độ lún mâm chày đòi hỏi phải chính xác, nhất là đo trên phim XQ. Việc đo độ lún mâm chày được tiến hành cả trên phim XQ và phim chụp CLVT. Có hai phương pháp đo được áp dụng:
Phương pháp của Lansinger O [75]: Kẻ đường thẳng thứ nhất ngang mức mặt mâm chày không bị tổn thương đi qua gai chày và kéo qua vùng mặt mâm chày bị lún. Kẻ đường thứ hai tại điểm lún sâu nhất của mâm chày tổn thương và song song với đường thứ nhất. Độ lún của mâm chày chính là khoảng cách từ đường thẳng thứ nhất tới đường thẳng thứ hai (hình 2.1). Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp gãy một mâm chày.
- Phương pháp Dias J. J [41]: Kẻ đường thứ nhất (đường số 1) tiếp tuyến với 2 lồi cầu đùi, kẻ đường thứ hai (đường số 2) qua nền mâm chày tại gai chày và
song song với đường thứ nhất, kẻ đường thứ ba (đường số 3) tại điểm lún sâu nhất của mâm chày và song song với đường thứ hai. Độ lún chính là khoảng cách giữa đường thứ hai và đường thứ ba (hình 2.2). Phương pháp này áp dụng cho cả gãy một mâm chày và gãy hai mâm chày. Trên phim chụp CLVT, kỹ thuật đo lún của mâm chày được thực hiện theo các bước như đo trên phim XQ, phần đo độ lún được máy thực hiện.
Hình 2.1. Phương pháp đo lún mâm chày của Lansinger O
Hình 2.2. Phương pháp đo độ lún của Dias J. J
* Nguồn: theo Dias J. J (1987) [41] 2.2.5.3. Phương pháp đo góc mâm chày
* Phương pháp đo góc mâm chày trong
Hình 2.3. Phương pháp đo góc mâm chày của Rui Jiang
1: trục xương chày, 2: đường vuông góc với trục xương chày, 3: đường mặt mâm chày 3: đường mặt mâm chày
* Nguồn: theo Rui Jiang (2008) [100]
Trên phim XQ (A), kẻ thứ nhất (mũi tên đỏ) là trục của xương chày đi qua điểm giữa của mâm chày. Kẻ đường thẳng thứ hai (mũi tên đen) đi qua mặt
khớp của mâm chày và song song với đường khe khớp gối. Góc mâm chày trong được tạo bởi hai đường và nằm ở mâm chày trong (hình 2. 3A)
* Phương pháp đo góc nghiêng của mâm chày
Trên phim nghiêng (B), kẻ đường thứ nhất (số 1) theo bờ trước của xương chày. Kẻ đường thứ hai (số 2) vuông góc với đường thứ nhất. Kẻ đường thứ ba (số 3) theo bề mặt của mâm chày. Góc tạo bởi đường thứ hai và đường thứ ba là góc nghiêng sau của mâm chày (hình 2.3B)
2.2.5.4. Đánh giá tổn thương phần mềm trước mổ
Dựa vào bảng phân độ của Tscherne [110] trong gãy xương kín như sau: - Độ 0: Tổn thương mô mềm là không đáng kể
- Độ 1: Da bị xây xát mức độ nông hoặc bị đụng dập nhẹ
- Độ 2: Da bị xây xát mức độ sâu hoặc da và cơ bị đụng dập khu trú do chấn thương trực tiếp gây nên. Có thể có đe dọa chèn ép khoang.
- Độ 3: Da bị xây xát diện rộng, bong lóc kín hay cơ bị dập nát. Có thể có chèn ép khoang hoặc đứt mạch máu chính.
2.2.5.5. Đánh giá thoái hóa khớp gối
Bảng 2.1: Mức độ thoái hóa khớp trên phim XQ
Độ thoái hóa Mức độ tổn thương trên phim XQ
Độ 0 Không thoái hóa
Độ 1 Khe khớp hẹp nhẹ không liên tục
Độ 2 Khe khớp hẹp rõ, hình thành gai xương
Độ 3 Khe khớp hẹp rõ, gai xương, nang dưới sụn hay sơ cứng xương dưới sụn
Độ 4 Phá hủy khớp nặng
* Nguồn: theo Tscherne H (1993) [110]