Sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý không còn phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý không còn phù hợp

Qua đánh giá tổng kết thực tế việc triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 cho thấy một trong các nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện cơ chế TCTC chưa triệt để và hiệu quả đó là những tồn tại về cơ chế chính sách. Chủ yếu là do các quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đồng bộ, hợp lý gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc sửa đổi hoàn thiện các văn

bản quản lý tài chính liên quan đến cơ chế chính sách được đặt ra đối với các cấp quản lý, cần phải quan tâm nghiên cứu giải quyết. Để đảm bảo cho các đơn vị SNCT thực hiện cơ chế TCTC một cách đồng bộ về phía các cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp sau:

- Tăng cường phân cấp quản lý cho các đơn vị SNCT sử dụng nguồn NSNN cấp qua việc được chủ động phân bổ NS theo chức năng, nhiệm vụ được giao, không phụ thuộc và các chỉ tiêu, kế hoạch có tính định hướng.

- Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý, sử dụng biên chế, hợp đồng lao động, các quy định phân cấp quản lý về các mặt hoạt động khác của ĐVSN theo hướng giao đầy đủ quyền TCTC.

- Sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các ĐVSN khi đổi mới cơ chế quản lý. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị SNCT khi thực hiện cơ chế TCTC. Đối với lĩnh vực y tế cũng gặp phải những vướng mắc, khó khăn về một số tiêu chuẩn, định mức trong quá trình hoạt động. Vì vậy, sửa đổi các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo cơ chế thuận lợi hơn cho các đơn vị thực hiện quyền tự chủ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phải được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kìm hãm sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.

- Sửa đổi và ban hành mới các quy định liên quan đến giá viện phí đối với các ĐVSN y tế là vô cùng cần thiết, triển khai khung giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ phần nào nhà nước chi thì không thu. Nâng cao nguồn thu sự nghiệp cho các đơn vị, tăng số lượng đơn vị tự chủ toàn bộ giảm sự bao cấp từ NSNN.

Song hành với việc điều chỉnh giá viện phí Nhà nước có các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ những người nghèo, người thu nhập thấp qua

hình thức thẻ BHYT, khi đi khám, chữa bệnh đã được Quỹ BHYT thanh toán chi phí. Như vậy, việc điều chỉnh giá viện phí làm tăng quyền lợi cho các đối tượng tham gia BHYT. Người nghèo, người lao động trong trường hợp khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, chi phí khám, chữa bệnh lớn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí từ nguồn NSNN và đóng góp của xã hội

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về XHH nhằm khuyến khích, thúc đẩy và mở rộng các hình thức XHH trong các lĩnh vực sự nghiệp.

Đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục thực hiện hoàn thiện cơ chế tự chủ phù hợp với lộ trình CCHC Nhà nước và tiền lương giai đoạn 2012-2020 theo hướng:

Đối với ĐVSN công lập, triển khai thực hiện Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/05/2011 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSN công lập, đẩy mạnh XHH một số loại hình dịch vụ công theo định hướng cụ thể: Thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán NS cho các ĐVSN công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ. Chuyển dần từ phương thức cấp phát trực tiếp cho ĐVSN công sang cấp phát cho đối tượng thụ hưởng; Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng XHH cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, cơ sở dạy nghề, bệnh viện…) được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các ĐVSN công lập. Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành ĐVSN, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền của người đứng đầu ĐVSN công lập; Đổi mới cơ chế

theo hướng tính đủ giá dịch vụ đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phía hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp; thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ; Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan NN đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)