5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về thực hiện TCTC cho ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội? Hải Phòng? Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc. Tỉnh Bắc Ninh mới được tái lập năm 1997, sau hơn 15 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn ;
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 là 15,3%; năm 2011 là 16.24%;
Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI xếp thứ 6 năm 2010, xếp thứ 2 năm 2011; Di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng: 233 di tích;
Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia (http://www.bacninh.gov.vn) [20].
Với lợi thế đó Sở y tế tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y tế; quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế; quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Ngay từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu ngành y tế Bắc Ninh đã được chọn một số đơn vị thí điểm và đã đạt được những thành tựu nhất định, cho tới khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì các cơ sở y tế trong ngành đủ điều kiện đã thực hiện tự chủ Tài chính, với thời gian hơn 5 năm thực hiện TCTC đến nay đã chứng tỏ được tính đúng đắn của chủ trương và các đơn vị ngày càng phát huy được vai trò của mình trong cơ chế tự chủ
Để đạt được những thành tích trên Sở y tế Bắc Ninh đã từng bước đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo các đơn vị làm tốt 07 chức năng nhiệm vụ:
- Công tác khám, chữa bệnh - Đào tạo cán bộ
- Nghiên cứu khoa học - Chỉ đào tuyến
- Phòng bệnh - Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế trong Bệnh viện
Có được những thành tựu trên là do Ban lãnh đạo đã quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông qua Nghị Định 43/2006/NĐ-CP, giao quyền TCTC cho các ĐVSN, mạnh dạn trong công tác tự chủ tài chính, không trông chờ vào NSNN.
Sự thay đổi kịp thời trong công tác quản lý dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Sở đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực của toàn ngành.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ chế tự chủ tài chính và vai trò của của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu?
Thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế Bắc Ninh?
Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế Bắc Ninh trong thời gian tới là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Ngành y tế Bắc Ninh có 34 đơn vị y tế trực thuộc trong đó các đơn vị đang áp dụng cơ chế TCTC chủ yếu là các bệnh viện bao gồm; BVĐK tỉnh Bắc Ninh và 08 BVĐK cấp huyện thị, các đơn vị còn lại là nhỏ lẻ hoặc chưa áp dụng cơ chế tự chủ tài chính.
Khi chọn điểm nghiên cứu tôi chọn 03 đơn vị là: BVĐK tỉnh Bắc Ninh, BVĐK huyện Quế Võ, BVĐK thị xã Từ Sơn để nghiên cứu với lý do 03 đơn vị này có đủ điều kiện chuyên môn, địa lý, kinh tế đại diện cho toàn ngành.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc ninh là đơn vị đứng đầu ngành về chuyên môn kỹ thuật với quy mô giường bệnh, số lượng viên chức...rất lớn, đây cũng là đơn vị đầu tiên đăng ký áp dụng cơ chế TCTC từ khi có NĐ10/2002/NĐ- CP
Bệnh viện đa khoa Huyện Quế võ nằm trên địa bàn huyện Quế Võ có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưa cao.
Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn nằm trên địa bàn thị xã Từ sơn có điều kiện kinh tế xã hội đang phát triển.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp thống kê số liệu đã công bố từ cục thống kê, từ Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các tạp chí tài chính, sách báo, Internet .... kế thừa các số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp, sổ sách kế toán tại các đơn vị qua các năm.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành phỏng vấn 60 nhà quản lý giữ cương vị lãnh đạo của Sở Y tế và các ĐVSN có thu của ngành, dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của các nhà quản lý, các chuyên gia để kiểm tra tính chính xác, đánh giá và nâng cao tính đúng đắn của nguồn thông tin thu thập được
2.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin
Tài liệu sau khi thu thập kiểm tra nếu phát hiện sai sót, thiếu chính xác trong ghi chép, tổng hợp, chỉnh sửa thông tin còn thiếu sau đó sàng lọc và tính toán cho phù hợp với mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Sau khi được làm sạch, thông tin và các số liệu thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp đồ thị
Đây là phương pháp dùng hình vẽ, đường nét hình học để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Bảng thống kê chỉ dùng các con số và cung cấp những thông tin chi tiết, còn biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ảnh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối liên hệ, quan hệ so sánh, xu hướng biến động... của hiện tượng nghiên cứu.
Do dùng hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện mức độ của hiện tượng, cho nên đồ thị thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giúp người xem nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng, làm cho những người dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của vấn đề được trình bày trên đồ thị (Hà Văn Sơn, 2004) [17].
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở số liệu đã tính toán. Phương pháp này thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tối đa và số tối thiểu.
2.2.4.3. Phương pháp thống kê so sánh
Bao gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Việc so sánh được tiến hành theo phương pháp đồng nhất về thời gian hoặc đối tượng so sánh sau đó tìm ra quy luật chung của hiện tượng nghiên cứu
2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC trong các ĐVSN có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh.
2.2.4.5. Phương pháp dự báo
Căn cứ vào thu thập và xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai, từ đánh giá TCTC của giai đoạn 2009-2011 sẽ dự báo xu hướng TCTC của ngành trong thời gian tới.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về năng lực tự chủ tài chính
2.3.1. Các nguồn thu cho đơn vị sự nghiệp
Các nguồn thu tài chính chủ yếu cho các ĐVSN công lập hiện nay bao gồm: từ NSNN cấp, các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (thu BHYT và chi
trả trực tiếp của người bệnh), các nguồn thu khác. Cơ cấu của các nguồn tài chính nói trên đang có sự thay đổi rõ rệt do tác động của các cơ chế tự chủ, chính sách tài chính những năm gần đây.
NSNN được hình thành từ thuế và một phần từ viện trợ quốc tế.
Quỹ BHYT được hình thành từ phí BHYT tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động và sự đóng góp của người sử dụng lao động;
Chi trả viện phí trực tiếp hay còn gọi là chi từ tiền túi của người dân cho dịch vụ y tế.
2.3.2. Các nguồn chi cho đơn vị sự nghiệp có thu
Chi hoạt động thường xuyên
Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học Chi đầu tư phát triển
Chi chương trình mục tiêu ....v.v.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu tổng quan về ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Chức năng
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn; quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế; quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
3.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch đó được phê duyệt.
- Trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước và Bộ Y tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những quy định đó trên địa bàn toàn tỉnh.
- Quản lý và tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính Nhà nước.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành y tế về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm, dược, trang thiết bị y tế; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực của ngành y tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định của Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được UBND tỉnh và Nhà nước giao theo đúng quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế, kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế, UBND tỉnh ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế.
- Quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh và thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì; phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh để làm công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh và Bộ Y tế giao cho.
3.1.1.3. Tổ chức bộ máy
Lãnh đạo Sở Y tế gồm có: Giám đốc và các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc.
- Giám đốc Sở là người chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh toàn bộ hoạt động của Sở Y tế về quản lý Nhà nước chuyên ngành trên phạm vi toàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trên từng lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
Các phòng chức năng giúp việc gồm có: Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ Y; Phòng Quản lý Dược; Phòng Tài chính Kế toán (TCKT); Thanh tra y tế.
Các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật và sự nghiệp gồm có:: BVĐK tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, 08 BVĐK huyện, thị xã, các Trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác.
Biên chế của Sở Y tế nằm trong biên chế của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Mối quan hệ công tác:: Sở Y tế là cơ quan chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
- Đối với Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Sở Y tế có mối quan hệ phối hợp trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Sở Y tế phối hợp với UBND các huyện, thị xã trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động về công tác y tế trên địa bàn huyện, thị xã (http://www.bacninh.gov.vn) [21].
3.1.2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
3.1.2.1. Quá trình chuẩn bị
Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Văn bản liên quan đã được Sở Y tế triển khai đến tất cả các đơn vị trong ngành. Để phổ biến nội dung cũng như chuẩn bị cho việc áp dụng chế độ TCTC tại các đơn vị.
Hướng dẫn các đơn vị trong ngành xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu.
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Nâng cao hiệu suất lao động, nhằm tạo thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Động viên và khai thác nguồn lực của các cơ sở y tế để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng khám và điều trị chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân.
Thực hiện đúng quy chế dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức trong bệnh viện.
3.1.2.2. Quá trình triển khai áp dụng
Giao cho các đơn vị quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ. ĐVSN thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.
- Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách