5. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP và vai trò của quản lý
lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính
1.2.5.1. Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP
Ngoài những thuận lợi đã phân tích ở trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế. Về những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện tự chủ, trước hết là văn bản pháp lý chưa có sự đồng bộ, thiếu văn bản hướng dẫn, đồng thời nhiều vấn đề pháp lý cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện. Ví dụ như khung giá viện phí có từ năm 1995 đến giờ vẫn chưa được thay đổi, trong khi giá cả thuốc men cũng như các chi phí mua sắm trang thiết bị y tế ngày càng tăng.
Mặt khác các danh mục thuốc được phép sử dụng và không được sử dụng cũng chưa được chỉnh sửa với điều kiện khoa học y tế ngày càng phát triển càng xuất hiện thêm nhiều chủng loại thuốc mới có khả năng điều trị bệnh tốt hơn và giảm thời gian điều trị tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân cũng như cho bệnh viện. Trong điều kiện khung giá viện phí chưa thay đổi để đảm
bảo cân đối thu chi, nâng cao chất lượng dịch vụ. Không còn trông chờ vào NSNN cấp như trước, nhiều ĐVSN y tế đã đẩy mạnh công tác XHH, mua sắm được nhiều các trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên việc huy động vốn đầu tư mở rộng các dịch vụ kỹ thuật cao đã dẫn đến nhiều tiêu cực trong hoạt động, xuất hiện tình trạng bệnh viện lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹ thuật cao đối với người bệnh.
1.2.5.2. Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính
Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cái nhìn tổng quan, bao quát cả về môi trường ngành y tế cũng như các nhân tố tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Trong điều kiện nhà nước còn bao cấp cho các bệnh viện thì hoạt động quản lý chỉ đơn thuần là tuân thủ các Văn bản qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Mọi hoạt động của bệnh viện đều nằm dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước.
Trong cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện không còn được Nhà nước bao cấp mà phải tự chủ về tài chính cũng như tự tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy sao cho hiệu quả và phải hoàn thành chỉ tiêu do nhà nước đề ra. Hơn nữa, khi TCTC thì vai trò quản lý bệnh viện càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quản lý bệnh viện giờ đây giống với phương thức quản lý một doanh nghiệp, phải tự lập cho mình các kế hoạch marketing quảng bá cho bệnh viện, kế hoạch nhân sự, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, kế hoạch dự trữ thuốc và mua sắm các thiết bị y tế,…
Quản lý bệnh viện phải thế nào để bệnh viện ngày càng phát triển, trở thành thương hiệu thu hút người dân đến khám và điều trị, là điều không hề đơn giản; đòi hỏi ban giám đốc phải có sự đổi mới về tư duy, năng động trong điều hành để vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Nhà nước.