5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đó là công việc căn cứ vào quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động cụ thể của từng đơn vị, căn cứ vào luật ngân sách, các chế độ tài chính, các quy định của ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của đơn vị để tiến hành thanh kiểm tra trên một số nội dung chính sau;
- Kiểm tra việc lập dự toán; Kiểm tra việc chấp hành dự toán; Kiểm tra việc kế toán quyết toán; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản công; Kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các tổ chức có liên quan, cấp trên
Nghị định 43/2006/NĐ-CP có tính mở rất cao đã trao quyền cho các đơn vị tự chủ từ biên chế, bộ máy đến các hoạt động thu chi tài chính, để đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao và hiệu quả nhất. tuy nhiên qua công tác thanh tra, kiểm tra đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như:
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng quy định
- Việc lập và giao dự toán chưa sát với thực tế, không bám vào chức năng, nhiệm vụ được giao
- Xác định sai loại hình ĐVSN, dẫn đến cấp kinh phí không chính xác... Nguyên nhân có nhiều song có thể nói trình độ quản lý tài chính của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế nên chưa theo kịp với sự đổi mới, trình độ chuyên môn của bộ máy giúp việc về tài chính không đồng đều, nên chưa đề xuất, tham mưu đầy đủ và kịp thời cho thủ trưởng đơn vị về những chính sách tài chính để thúc đẩy hoạt động có hiệu quả hơn trong đơn vị. Qua kiến nghị, xử lý sai phạm trong công tác thanh tra tại các đơn vị đã giúp các đơn vị tiếp thu, chấn chỉnh kịp thời, cũng qua công tác này nhiều khó khăn, vướng mắc của các đơn vị đã được tháo gỡ và có hướng giải quyết (Bộ Tài chính, 2011) [10].