5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán
Đổi mới nhận thức của các nhà quản lý về vấn đề TCTC, gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện TCTC, một số cán bộ vẫn còn tâm lý lo ngại muốn duy trì cơ chế cũ chưa muốn chuyển giao quyền tự chủ thực sự cho đơn vị cấp dưới, lo ngại sau khi được TCTC kinh phí NSNN cấp cho đơn vị sẽ giảm, có người băn khoăn về chất lượng hoạt động sự nghiệp sẽ giảm, sự không công bằng trong phân phối thu nhập, sau khi chuyển sang cơ chế TCTC. Lý do này đã ảnh hưởng đến quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính, ảnh hưởng đến mặt tích cực của cơ chế TCTC. Tính đến nay sau nhiều năm thực hiện có những đơn vị vẫn chưa thực sự vào cuộc với tất cả nguồn lực sẵn có, vẫn còn những đơn vị chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự chủ.
Vì vậy, đối với đội ngũ cán bộ của ngành đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính cần thống nhất nhận thức, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của đơn vị theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP là cần thiết nhằm nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị SNCT trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và nhất là TCTC. Từ đó tạo môi trường và động lực khuyến khích các đơn vị và người lao động phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình trong việc cung cấp các dịch vụ công ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn cho xã hội. Thực hiện cơ chế TCTC sẽ không làm giảm chất lượng hoạt động của các
ĐVSN không làm giảm chi NS của các đơn vị, mà trái lại nguồn NS chi của các đơn vị ngày càng tăng (chứng minh qua thực tế nghiên cứu).
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn thu sự nghiệp và sự phát triển của sự nghiệp y tế, những nội dung và cơ cấu chi NS sẽ thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ chế tài chính mới. Bên cạnh vấn đề TCTC, vấn đề chịu trách nhiệm cũng cần được các nhà quản lý hiểu và quan tâm đúng mức. Đồng nghĩa với việc được giao quyền tự chủ cao hơn trách nhiệm của các đơn vị sẽ cao hơn. Ở đây cần khẳng định lại là trách nhiệm của ngành y tế trước toàn xã hội, trước nhà nước là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TCKT
Đội ngũ cán bộ kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của các đơn vị nói chung và công tác TCKT nói riêng. Năng lực làm việc của họ sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán tài chính là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trước yêu cầu của cơ chế tài chính mới. Đây cũng là vấn đề của các đơn vị trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế TCTC. Để chực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toàn tài chính cần phải có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để làm được điều đó ngành cần các giải pháp thực hiện;
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Từ đó làm căn cứ tuyển dụng mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được làm việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, vị trí được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán nhất là khi có chính sách mới liên quan đến cơ chế TCTC, tham gia các
chương trình đào tạo tài chính công của ngành do chính phủ Pháp và liên minh châu Âu tài trợ.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn.
Sắp xếp và hoàn thiện bộ máy TCKT
Quản lý tài chính không thể tách rời hoạt động của công tác kế toán tài chính. Trong đó, hạch toán kế toán là công cụ đắc lực phục vụ quản lý thông qua việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách liên tục, toàn diện cho nhà quản lý. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng trên bộ máy kế toán tài chính phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Với thực trạng hiện nay ngành y tế Bắc Ninh cần có giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tài chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kế toán tài chính để hoàn thiện cơ chế TCTC, cụ thể:
- Chỉ đạo các đơn vị kiện toàn lại bộ máy kế toán tài chính. Đối với các đơn vị đã có người làm kế toán nhưng chưa có bộ phận kế toán độc lập cần tổ chức, sắp xếp lại thành các phòng, bộ phận riêng đảm bảo cho công tác kế toán được tổ chức hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức công tác kế toán tài chính khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức và tuân thủ các quy định của chế độ TCKT. Việc nghiên cứu và vận dụng hình thức kế toán tài chính phù hợp với từng đơn vị là yêu cầu quan trọng. Lựa chọn một hình thức tổ chức kế toán phải căn cứ vào quy mô, đặc thù tổ chức và hoạt động của đơn vị, căn cứ vào năng lực đội ngũ, điều kiện về cơ sở vật chất của đơn vị nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị.
- Đi đôi với việc hoàn thiện bộ máy kế toán cần quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm toán trong đó có kiểm toán nội bộ. Kiểm toán là một hoạt động không thể thiểu trong quản lý tài chính đảm bảo cho các thông tin được cung cấp chính xác, tin cậy và có hiệu quả cao. Các đơn vị trong ngành không chỉ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch của kiểm toán nhà nước, thuê các công ty
kiểm toán độc lập mà phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Trong thời gian tới ngành cần có chủ trương thành lập bộ phận kiểm toán độc lập của các đơn vị nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.