5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai
Tình hình chung: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1991, là BVĐK đặc biệt, ĐVSN y tế có thu trực thuộc Bộ Y tế. Ngày 31 tháng 01 năm 2007 Bộ trưởng Bộ y tế ký quyết định số 384/QĐ-BYT Ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Bạch Mai.
Tình hình tổ chức: Lãnh đạo Bệnh viện gồm giám đốc và 5 phó giám đốc; Bệnh viện gồm; 09 Phòng chức năng; 02 Viện; 8 Trung tâm; 22 Khoa lâm sàng; 6 khoa cận lâm sàng; Trường trung học y tế; Tạp chí y học lâm sàng; Đơn vị dịch vụ; Ban quản lý dự án
Tình hình hoạt động: Năm 2010 Được Bộ y tế giao 1900 giường kế hoạch trong đó có 500 giường XHH. Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng với công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên ở mức gần 200%. Thực trạng này dẫn đến quá tải trong sử dụng máy móc trang thiết bị.
Tình hình tài sản: Bệnh viện Bạch Mai có 22 khu nhà với tổng diện tích mặt đất 11,41 ha, giá trị tài sản cố định tính đến 31/12/2010; giá trị ban đầu 518.291 triệu đồng; giá trị còn lại là 356.825 triệu đồng; Hầu hết các thiết bị được mua sắm từ những năm 1990, do kinh phí NS hạn hẹp nên các trang thiết bị được đầu tư theo hình thức đơn chiếc, hiện nay đã quá lạc hậu và phải sửa chữa nhiều lần.
Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Ngày 26/12/2006 Bộ trưởng Bộ y tế ký Quyết định số 5550/QĐ-BYT về giao quyền TCTC cho Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2007. Giám đốc Bệnh viện đã ký quyết định số 251/QĐ-BM ngày 22/05/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, phổ biến Nghị định cho toàn thể cán bộ công nhân viên, phân công các phòng chức năng, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đặc biệt nêu cao vai trò thủ trưởng của các đơn vị trong quản lý tài chính, vật tư trang thiết bị theo các quy định của nhà nước và của Bộ y tế.
Bệnh viện đã áp dụng chính sách XHH y tế trong đầu tư trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị hiện đại như: CT-Scanner, CT 64 dãy, máy chụp cộng hưởng từ, máy xạ phẫu Gamma knife quay, Gia tốc tuyến tính, Spect... các thiết bị này đang được sử dụng rất hiệu quả.
Từ 01/07/2007 đến nay Bệnh viện đã giao quyền TCTC đến tất cả các đơn vị có thu.
Kết quả thực hiện:
Giảm thất thoát chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao,... xuống mức thấp nhất, các đơn vị hạch toán đầy đủ, đúng chi phí đã sử dụng (trước đây tỷ lệ thất thoát thuốc, dịch khoảng 2% tương đương 300 tỷ x 2% = 6 tỷ VNĐ)
Tiết kiệm chi phí hành chính, văn phòng phẩm, tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nước...v.v.
Bước đầu có tích luỹ; Năm 2005 Bệnh viện bị thiếu nguồn là 15 tỷ vnđ (Theo kết quả kiểm toán nhà nước năm 2005). Sau 5 năm thực hiện TCTC bệnh viện đã bù đắp được nguồn thiếu hụt và trích lập quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp (năm 2010 hơn 29 tỷ VNĐ; Năm 2011 hơn 34 tỷ VNĐ), phục vụ nâng cấp máy móc trang thiết bị y tế theo hướng chuyên sâu, phù hợp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật (Bệnh viện Bạch Mai, 2011) [1].
Bảng 1.1: Hiệu quả hoạt động tài chính Bệnh viện Bạch Mai từ 2008-2011
ĐVT : 1.000đ
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Trích quỹ đầu tư
phát triển sự nghiệp 20.721.316 37.119.087 29.481.649 34.458.480 2 Trích quỹ khen
thưởng phúc lợi 3.644.440 3.523.005 10.668.981 33.494.811 3 Thu nhập tăng thêm 54.060.524 64.984.972 76.990.363 76.167.102
4 Hệ số tăng thêm 1,92 1,95 1,83 1,51
0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 80.000.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trích quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp Trích quỹ khen thưởng phúc lợi Thu nhập tăng thêm
Đồ thị 1.1: Cơ cấu thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ Bệnh viện Bạch Mai
Đánh giá chung việc thực hiện cơ chế TCTC
Việc giao quyền tự chủ cho các ĐVSN có thu là một chủ trương đúng đắn, nước ta đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế do vậy việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao để người dân không phải ra nước ngoài điều trị.
Từ năm 1986 Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường đời sống người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao.
Nhà nước với nguồn NS hạn hẹp chưa đủ tiềm lực kinh tế để cung cấp và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao. Chủ trương XHH đã giúp người dân tiếp cận các loại hình này ngay trong các bệnh viện công lập.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đầu vào; phát triển kỹ thuật mới, nâng cao năng lực đào tạo, cải thiện đáng kể đời sống người lao động...