5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Thực hiện dự toán
+ Chấp hành dự toán NSNN được coi là khâu có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của mỗi chu trình quản lý NSNN. Tại đây, những mong muốn, những dự đoán về thu, chi NS có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào khả năng điều hành và quản lý tài chính của đơn vị.
Trong quá trình chi tiêu, các ĐVSN có thu phải tổ chức quản lý chặt chẽ, tôn trọng dự toán được duyệt, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do nhà nước quy định về vật tư, lao động, tiền vốn. Sử dụng có hiệu quả, thực hiện đúng tiến độ công việc theo kế hoạch.
+ Về căn cứ chấp hành dự toán: Tất cả các khoản thu của đơn vị phải : dựa trên dự toán đã được phê duyệt phù hợp với định mức thu sự nghiệp do nhà nước quy định.
+ Về công tác kiểm soát thu, chi đối với nguồn thu sự nghiệp: : Căn cứ
quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm của đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị dự toán cấp II trực thuộc lập dự toán thu, chi nguồn sự nghiệp theo hàng quý, hàng tháng và báo cáo số liệu cho đơn vị dự toán cấp I chi tiết các khoản thực thu, thực chi để làm cơ sở kiểm tra và gửi cơ quan tài chính để ghi thu NSNN và ghi chi cho đơn vị.
+ Về công tác kiểm soát thu, chi đối với nguồn NSNN: Trên cơ sở dự
toán năm, quý đã được duyệt và nhiệm vụ phải thực hiện trong quý, các ĐVSN có thu lập kế hoạch sử dụng kinh phí chi tiết theo các mục chi của mục lục NS gửi KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để được cấp phát và sử dụng kinh phí. Sau khi kết thúc quý, đơn vị phải làm giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi KBNN để được Kho bạc quyết toán phần kinh phí đã tạm ứng và tiếp tục cấp phát kinh phí cho quý tiếp theo.
+ Về điều chỉnh dự toán:: Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều
chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hình thực tế gửi cơ quan chủ quản và KBNN để theo dõi, quản lý.
Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau để hoạt động, bao gồm kinh phí NSNN cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp