5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các nguồn chi cho đơn vị sự nghiệp có thu
Chi hoạt động thường xuyên
Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học Chi đầu tư phát triển
Chi chương trình mục tiêu ....v.v.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu tổng quan về ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Chức năng
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn; quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế; quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
3.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch đó được phê duyệt.
- Trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước và Bộ Y tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những quy định đó trên địa bàn toàn tỉnh.
- Quản lý và tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính Nhà nước.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành y tế về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm, dược, trang thiết bị y tế; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực của ngành y tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định của Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được UBND tỉnh và Nhà nước giao theo đúng quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế, kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế, UBND tỉnh ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế.
- Quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh và thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì; phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh để làm công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh và Bộ Y tế giao cho.
3.1.1.3. Tổ chức bộ máy
Lãnh đạo Sở Y tế gồm có: Giám đốc và các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc.
- Giám đốc Sở là người chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh toàn bộ hoạt động của Sở Y tế về quản lý Nhà nước chuyên ngành trên phạm vi toàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trên từng lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
Các phòng chức năng giúp việc gồm có: Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ Y; Phòng Quản lý Dược; Phòng Tài chính Kế toán (TCKT); Thanh tra y tế.
Các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật và sự nghiệp gồm có:: BVĐK tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, 08 BVĐK huyện, thị xã, các Trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác.
Biên chế của Sở Y tế nằm trong biên chế của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Mối quan hệ công tác:: Sở Y tế là cơ quan chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
- Đối với Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Sở Y tế có mối quan hệ phối hợp trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Sở Y tế phối hợp với UBND các huyện, thị xã trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động về công tác y tế trên địa bàn huyện, thị xã (http://www.bacninh.gov.vn) [21].
3.1.2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
3.1.2.1. Quá trình chuẩn bị
Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Văn bản liên quan đã được Sở Y tế triển khai đến tất cả các đơn vị trong ngành. Để phổ biến nội dung cũng như chuẩn bị cho việc áp dụng chế độ TCTC tại các đơn vị.
Hướng dẫn các đơn vị trong ngành xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu.
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Nâng cao hiệu suất lao động, nhằm tạo thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Động viên và khai thác nguồn lực của các cơ sở y tế để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng khám và điều trị chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân.
Thực hiện đúng quy chế dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức trong bệnh viện.
3.1.2.2. Quá trình triển khai áp dụng
Giao cho các đơn vị quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ. ĐVSN thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.
- Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc:
+ Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng quy định pháp luật.
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
- ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
+ Quyết định đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Sử dụng các tài sản liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành .
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự
3.2. Thực trạng cơ chế TCTC của các đơn vị SNCT ngành y tế
3.2.1. Thực trạng tình hình triển khai thực hiện TCTC
Về phia ngành y tế tỉnh Bắc Ninh ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế TCTC, ngành cũng đã ban hành các văn bản quan trọng liên quan như; Công văn số 98/SYT-KHTC ngày 06 tháng 02 năm 2007 về việc hướng dẫn các ĐVSN có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, công văn số 126/SYT-KHTC ngày 12 tháng 02 năm 2007 về việc hướng dẫn các ĐVSN có thu ngành y tế xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các văn bản hướng dẫn xác định nhiệm vụ và định biên nhân lực. Các văn bản trên một lần nữa cụ thể hóa nội dung về một cơ chế TCTC phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, do những bất cập của một số quy định liên quan đến việc thực hiện cơ chế, thì ngành cũng không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng, vướng mắc cụ thể:
Còn nhiều bất cập khi xây dựng các quy định, chế độ cho cán bộ, tuyển dụng viên chức, vấn đề liên doanh, liên kết, vấn đề XHH... hầu hết đều phải dựa và các văn bản được ban hành từ rất lâu, đã trở lên lạc hậu không còn phù hợp với tình hình mới.
Chưa xây dựng hoàn chỉnh đề án thu phí cho các dịch vụ tự chọn, dịch vụ theo yêu cầu.
Vấn đề XHH một số trang thiết bị hoạt động dịch vụ của các cơ sở khám chữa bệnh còn chậm.
Chưa sửa đổi một số văn bản quản lý trong nội bộ ngành y tế tỉnh Bắc Ninh cho phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mới.
Có thể đánh giá tính hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Nghị định 43/2006/NĐ-CP, cơ chế TCTC qua bảng số liệu thực tế sau:
Bảng 3.1: Đánh giá sự hợp lý của các văn bản pháp quy liên quan đến Nghị định 43 về cơ chế tự chủ tài chính (n = 60) TT Mức độ Tiêu chí Tổng số Rất hợp lý Hợp lý Hợp lý một phần Không hợp lý SL(ng) % SL(ng) % SL(ng) % SL(ng) % 1 Các văn bản quản lý NN 1.1 Nghị định 60 4 6,67 23 38,33 29 48,33 4 6,67 1.2 Các văn bản liên quan đến thực hiện Nghị định 60 2 3,33 20 33,33 35 58,33 3 5,00 1.3 Các quy định về phân cấp quản lý, biên chế, hợp đồng lao động 60 3 5,00 20 33,33 34 56,67 3 5,00 1.4 Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức. 60 2 3,33 21 35,00 35 58,33 2 3,33 1.5 Các văn bản khác 60 5 8,33 26 43,33 27 45,00 2 3,33 2 Các văn bản của ngành Y tế Bắc Ninh 2.1 Văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế TCTC 60 6 10,00 25 41,67 25 41,67 4 6,67 2.2 Các văn bản khác 60 4 6,67 41 68,33 11 18,33 4 6,67 Đánh giá chung 6,19 41,90 46,67 5,24
Biểu đồ 3.1: Đánh giá tính hợp lý của các văn bản pháp quy liên quan đến tự chủ tài chính
Qua ý kiến khảo sát đánh giá cho thấy có 46,67% số người được hỏi đều cho rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế TCTC hiện nay là chỉ hợp lý một phần, mặc dù đã có sự điều chỉnh sau một thời gian thực hiện. Những con số trên chỉ ra rằng việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và hoàn hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên đây là rất cần thiết, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho các ĐVSN phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và các quy định tài chính hiện hành sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế TCTC trong các ĐVSN ngành y tế tỉnh Bắc ninh.
3.2.2. Thực trạng các nguồn thu ở đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế
3.2.2.1. Ngân sách nhà nước cấp
Trước đổi mới NSNN là nguồn tài chính chủ yếu của bệnh viện. Việc phân bổ NSNN cho các cơ sở khám, chữa bệnh được thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để đảm bảo vận hành cơ sở khám chữa bệnh, như số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biên chế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác. Với khả năng tài chính hạn
. Rất hợp lý 6,19% . Không hợp lý 5,24% Hợp lý 41,90% . Hợp lý một phần 46,67%
hẹp, song hầu như mọi người dân được khám, chữa bệnh miễn phí với chất lượng dịch vụ hạn chế. Công tác quản lý tài chính y tế trong thời kỳ này được thực hiện theo phương thức kế hoạch hóa tập trung. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý NS đầu tư cho lĩnh vực y tế. Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng và tổng hợp dự toán chi của các đơn vị trực thuộc. Y tế địa phương do địa phương quản lý và hầu như Bộ Y tế có rất ít thông tin về quản lý tài chính ở các địa phương.
Phương thức phân bổ kinh phí dựa theo đầu vào của Nhà nước đã bộc lộ những hạn chế bất cập khi nó không tạo động lực cho các cơ sở y tế nói chung và ngành y tế Bắc Ninh nói riêng, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Một trong những nội dung cần đổi mới khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN đó là cải cách phương thức phân bổ NS của nhà nước.
Cơ chế TCTC đã dẫn đến thay đổi trong cách phân bổ NS của ngành, đặc biệt là kinh phí thường xuyên. Ngành y tế Bắc Ninh thực hiện việc phân bổ NS chi thường xuyên cho các đơn vị dựa trên kết quả phân loại ĐVSN có thu.
- Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngành không cấp kinh phí thường xuyên, chỉ cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao theo dự án được phê duyệt.
- Đối với các đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên, ngành cấp kinh phí chi thường xuyên và kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao theo dự án được phê duyệt.
Trong đó, phân bổ kinh phí thường xuyên cho các đơn vị đã có sự khác biệt so với cơ chế cũ việc phân bổ kinh phí hiện tại dựa vào nhiệm vụ và khối lượng công việc do đơn vị đảm nhiệm. Phương thức phân bổ nêu trên là bước cải tiến đáng kể nhất trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở ngành y tế Bắc Ninh phần nào đã khắc phục được tình trạng không tương ứng giữa nhiệm vụ và kinh phí được cấp của các đơn vị. Đồng thời tạo được áp lực cho các đơn vị phải sắp xếp và sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
Bảng 3.2: Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nghiên cứu giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn
vị TT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
B V Đ K t ỉnh B ắc Nin h I NSNN cấp 23.089 25,8 13.616 14,0 24.445 14,5
1 Chi thường xuyên 22.226 11.871 20.267 2 Chi không t. xuyên 863 1.745 4.178
II Các nguồn thu sự
nghiệp và thu khác 66.244 74,2 83.808 86,0 144.395 85,5
1 Thu Viện phí 21.689 30.743 47.399 2 Thu Bảo hiểm y tế 42.711 51.432 95.084
3 Thu khác 1.844 1.633 1.912
III Thu viện trợ
Tổng số 89.333 97.424 168.840 B ện h viện đ a k h oa Từ S ơn I NSNN cấp 5.099 25,2 5.015 21,3 4.842 15,5
1 Chi thường xuyên 4.576 3.998 3.406 2 Chi không t.xuyên 523 1.017 1.436
II Các nguồn thu sự
nghiệp và thu khác 15.102 74,8 18.578 78,7 26.496 84,5
1 Thu Viện phí 5.620 5.930 8.537
2 Thu Bảo hiểm y tế 8.952 11.702 17.231
3 Thu khác 530 946 728
III Thu viện trợ
Tổng số 20.201 23.593 31.338 B ện h viện đ a k h oa Q u ế Võ I NSNN cấp 5.273 29.2 4.889 24,8 4.557 17,3
1 Chi thường xuyên 4.732 4.257 3.603
2 Chi không t.xuyên 541 632 954
II Các nguồn thu sự
nghiệp và thu khác 12.766 70.8 14.849 75,2 21.740 82,7