5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Tăng cường công tác quản lý Tài chính đa dạng nguồn thu
Đổi mới là xu thế tất yếu và là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Tất cả mọi quá trình phát triển từ trước tới nay trong lịch sử đều gắn liền với sự đổi mới. Nền tài chính y tế của Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng tất yếu đó. Ở nước ta, việc tài chính y tế chậm đổi mới so với sự phát triển chung của
xã hội dẫn tới trì trệ hoặc phát triển không như mong muốn. Điều này có thể dẫn tới nhiều hậu quả như nền tài chính y tế nước ta không được thế giới đánh giá cao về nhiều mặt như chi phí từ tiền túi lớn, phương thức chi trả theo từng dịch vụ y tế, tính lành mạnh thấp, độ minh bạch không cao...v.v. Hiện tượng “lệ phí ngầm” tại các cơ sở y tế còn tồn tại. Tình trạng người bệnh phải làm nhiều xét nghiệm khá phổ biến khi đến các cơ sở y tế tư nhân và cả các cơ sở y tế Nhà nước...v.v. Các vấn đề này cho thấy nếu chậm đổi mới cơ chế tài chính y tế có thể sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực và hậu quả xấu khác cho người dân và xã hội.
Qua phần nghiên cứu phân tích thực trạng đã cho thấy một trong các nội dung quan trọng của cơ chế TCTC là đa dạng hóa các nguồn tài chính, điều đó không chỉ cải thiện khả năng tài chính của các đơn vị mà còn giúp các đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Các nguồn đầu tư cho các đơn vị SNCT y tế hiện nay gồm có NSNN cấp và các nguồn viện trợ, tài trợ... Trong điều kiện nguồn lực từ NSNN tăng thêm có hạn và ngày càng có xu hướng giảm đi khi các đơn vị SNCT thực hiện TCTC thì việc đa dạng hóa và tăng cường thu hút các nguồn tài chính là giải pháp hiệu quả. Trong đó các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bao gồm: Nguồn thu từ BHYT, nguồn thu viện phí trực tiếp và nguồn thu khác.
Từ những năm 1990 Đảng và nhà nước đã có chủ trương XHH y tế, cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước được thu một phần viện phí để tăng thêm kinh phí đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Nguồn thu viện phí của các ĐVSN y tế Bắc Ninh ở thời điểm nghiên cứu đang được áp dụng theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994, Nghị định 33/CP ngày 23/05/1995, Thông tư liên tịch 14/TT-LB ngày 30/09/1995, QĐ112/2006/QĐ-UBND ngày 30/10/2006, Quyết định số 145/2009/QĐ- UBND ngày 18/09/2009. Việc tổ chức thu vàquản lý tốt nguồn thu này đã tạo
ra một nguồn lực tài chính đáng kể đối với hoạt động của đơn vị góp phần đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện, phương tiện làm việc nâng cao thu nhập cho cán bộ. Tuy nhiên, do được ban hành cách đây 16 năm nên đã lạc hậu về giá và không phù hợp về loại hình dịch vụ, có những dịch vụ do sự phát triển của khoa học giờ đã làm được nhưng trong danh mục giá ban hành lại không có làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn, công tác phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật cao gặp rất nhiều hạn chế.
+ Khung giá cũ đã quá lạc hậu; Chỉ số giá tiêu dùng tính đến tháng 07/2011 so với năm 1995 tăng gấp 3,4 lần;
+ NSNN cấp cho các cơ sở y tế còn rất thấp 30-50 triệu/giường bệnh/1 năm;
+ Công nghiệp y tế ngày càng phát triển và tiên tiến;
+ Giá của các vật tư đầu vào như (vật tư tiêu hao, thuốc men, dịch truyền ...) ngày càng tăng cao.
Từ những phân tích trên, việc “thay đổi khung giá viện phí” theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT và một khi công tác thanh quyết toán giữa BHYT và cơ sở khám, chữa bệnh được đảm bảo đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân, thì Bệnh viện sẽ giảm bớt, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử với bệnh nhân BHYT và nguồn hoàn trả chi phí của các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Phát triển loại hình khám, chữa bệnh theo yêu cầu, khám chữa bệnh tự nguyện theo hướng liên doanh liên kết, XHH. Loại hình này là nét mới của Nghị Định 43/2006/NĐ-CP đã giúp các cơ sở y tế phát triển chuyên môn kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng dịch vụ tăng nguồn thu đáp ứng tốt nhu cầu của đối tượng có khả năng chi trả, giúp họ có thể tiếp cận được với dịch vụ khám, chữa bệnh cao ngay tại trong nước,
giảm đáng kể nguồn kinh phí do người bệnh ra nước ngoài khám và chữa bệnh.
Qua thực hiện cũng gặp không ít khó khăn do chưa có quy định chi tiết, cụ thể như:
+ Về xây dựng giá: đề nghị Bộ y tế cần quy định danh mục khung giá viện phí cho loại hình này (Có mức giá tối thiểu - tối đa) áp dụng cho loại hình dịch vụ XHH, theo yêu cầu...
+ Về quy định thuế còn rườm rà và rất phức tạp.