4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.5.2. Nhóm giải pháp vi mô
Chính quyền địa phương cấp huyện, trên cơ sở những qui định và phân cấp của Trung ương, Tỉnh tiến hành các giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện ở tầm vi mô. Đó là các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách;
tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN; tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện với nội dung chi tiết đã trình bày ở trên.
Trong đó, giải pháp trọng tâm cho mục tiêu hoàn thiện quản lý NSNN đối với cấp huyện là đổi mới công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tài lực Quốc gia. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thiết phải có hệ thống các giải pháp bổ trợ đó là hệ thống những cải cách về chế độ, chính sách của Chính phủ; là những giải pháp của địa phương trong việc chuẩn bị nhân lực và vật lực để thực hiện công tác quản lý NSNN.
KẾT LUẬN
Quản lý NSNN và quản lý ngân sách địa phương là vấn đề được Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phương luôn quan tâm và coi trọng.
Quản lý ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Hiến pháp; pháp luật; các chính sách vĩ mô của Nhà nước: cơ chế phân cấp quản lý hành chính: phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách; sự hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của ngân sách; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phương tiện quản lý được sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi công chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế... Quảng Ninh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trên thực tế, quản lý ngân sách cấp huyện ở Quảng Ninh nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện ở huyện Vân Đồn nói riêng đang là vấn đề cần được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Luận văn cao học với đề tài: "nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn - Quảng Ninh" đã đạt được những kết quả sau:
Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP; vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số quốc gia trên thế giới.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Vân Đồn - Quảng Ninh, những kết quả đạt được, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện.
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói chung và huyện Vân đồn nói riêng như sau:
- Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách.
- Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN. - Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN.
- Việc đổi mới và những đề xuất giải pháp đã nêu trên chỉ có thể thực hiện được hiệu quả trên thực tế khi chúng được tiến hành đồng bộ, nhất quán với nhau và với những giải pháp, chính sách hỗ trợ khác như các giải pháp về phân cấp, về tổ chức và về hiệu lực của bộ máy tư pháp. Đồng thời phải thống nhất với Hiến pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hồng Hà (2006), Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Hoài Nam (2007), nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới NSNN, NXB Thống Kê Hà Nội.
4. Lương Ngọc Tuyền (2003), hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý tài chính - ngân sách.
6. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý tài chính - ngân sách.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
8. Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
9. Chính phủ (2006), Nghị định 46/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
10. Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh (2006), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Quảng Ninh 2006.
11. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XII, tỉnh Quảng Ninh.
12. Phòng Tài chính huyện Hoa Lư (2008), Báo cáo thu chi ngân sách năm 2008 huyện Hoa Lư , tỉnh Ninh Bình.
13. Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Quảng Ninh các năm 2009, 2010, 2011, tỉnh Quảng Ninh.
15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2009, 2010, 2011, tỉnh Quảng Ninh.
16. UBND huyện Vân Đồn (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện Vân Đồn các năm 2009, 2010, 2011, huyện Vân Đồn.
17. UBND huyện Vân Đồn (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2009, 2010, 2011, huyện Vân Đồn.
18. Viện nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Trẻ Hà Nội.
19. F.Baudhuin (1962), Tài chính công, bản dịch của trường Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. M.Ivôncốp (1987), Từ điển Kinh tế chính trị học, NXB Tiến bộ Matxcơva. 21. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, www.chinhphu.vn.
22. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, quangninh.gov.vn. 23. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình, ninhbinh.gov.vn. 24. Website Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn.