Thực trạng công tác quản lý ngân sác hở huyệnVân Đồn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 54 - 60)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sác hở huyệnVân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách từ huyện đến xã, cụ thể: phục vụ người dân trong qui trình giao dịch một cửa; công khai các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh; đăng ký quyền sử dụng đất; tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế đối với các tổ chức và cá nhân ... nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức. Trong lĩnh vực quản lý chi, các đơn vị được giao quyền tự chủ được chủ động trong phân phối thu nhập cũng như xét duyệt định mức khen thưởng đối với số kinh phí tiết kiệm được. Trong phạm vi biên chế và kinh phí được giao các đơn vị xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, được phép quy định một số nội dung chi trong thẩm quyền cho phép phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Gắn nghĩa vụ với quyền lợi của cán bộ công chức đã thúc đẩy tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm cá nhân trong thực thi nhiệm vụ.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, tiếp tục đổi mới. Cụ thể:

- Đối với khâu tổ chức lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.

+ Việc qui định định mức chi tính trên định biên ổn định trong 5 năm như hiện nay chưa phù hợp với thực tế do sự biến động lớn của nền kinh tế dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm. Công tác lập dự toán ngân sách không thể sát với thực tế và chỉ mang tính hình thức.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa được chuẩn hoá dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý, chi tiêu tài chính công đặc biệt đối với ngân sách cấp xã. Do việc phân cấp chi đến từng đơn vị dự toán, người đứng đầu các cơ quan hành chính

đồng thời là chủ tài khoản của đơn vị dự toán chưa có chuyên môn về tài chính cũng là một trở ngại lớn.

+ Quản lý và nuôi dưỡng nguồn thu chưa thực sự được quan tâm đúng mức dẫn đến thất thu. Vấn đề lãng phí trong chi tiêu công dẫn đến thất thoát tài sản công ... đặc biệt là khi thực hiện phân cấp các nhiệm vụ đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công và UBND xã.

3.3.1. Về thu ngân sách

- Nội dung thu

Trên cơ sở phân cấp nguồn thu của tỉnh Quảng Ninh và quy định của Luật ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn được phân cấp các nguồn thu như sau: (các nguồn thu ngân sách huyện hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %). Tuy nhiên do đặc thù của từng địa phương, tỷ lệ điều tiết một số khoản thu của huyện Vân Đồn và các huyện, thị xã, thành phố khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khác nhau. Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng của các đơn vị không hạch toán toàn ngành phần điều tiết cho ngân sách huyện Vân Đồn là 76% , địa phương khác là 20% (thành phố Hạ Long).

- Thực hiện thu ngân sách

+ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn từ năm 2009 đến năm 2011 đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch với tỷ lệ tương đối cao. Điều đó chứng tỏ kinh tế huyện Vân Đồn có tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu cân đối của huyện Vân Đồn là thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, năm 2009 thu từ khu vực này chiếm 24,9% tổng thu cân đối; năm 2010 chiếm 22,8% và năm 2011 chiếm 32,4% tổng thu cân đối. Chính quyền địa phương hết sức chú trọng khuyến khích phát triển kinh tế khu vực ngoài quốc doanh để nuôi dưỡng và khai thác tốt nguồn thu.

Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương là khoản thu có số thu tương đối lớn nhưng năm 2007 và 2008 không đưa vào giao dự toán thu đến năm 2009 mới đưa vào giao dự toán với con số rất nhỏ so với số thực hiện của các năm trước đó. Lý do là khoản thu này không ổn định, các đơn vị nộp thuế phát sinh trên địa bàn nhưng không thuộc phân cấp quản lý thuế của Chi cục thuế Vân đồn.

Khoản thu có tỷ lệ tăng thu cao qua các năm 2009 - 2011 là thu tiền cấp quyền sử dụng đất. Khoản thu này tăng không đồng đều giữa các năm là do thị trường nhà đất trên địa bàn huyện có sự biến động, năm 2008-2011 do tác động của khủng hoảng kinh tế, hoạt động mua bán đất chững lại, huyện đã tổ chức nhiều cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất không thành công, các nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng vào tương lai phát triển của khu kinh tế Vân Đồn do đó chưa mạnh dạn đầu tư vào thị trường bất động sản của huyện. Chính quyền địa phương cũng xác định đây không phải là một chỉ tiêu thu có tính chất bền vững đối với ngân sách địa phương. Tuy nhiên với việc phân cấp 100% số thu cấp quyền sử dụng đất cho ngân sách huyện, UBND huyện Vân Đồn đã tích cực khai thác nguồn thu, qui hoạch các khu xen cư thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách huyện đầu tư cho cơ sở hạ tầng của địa phương.

Tổng quan về thu ngân sách huyện Vân Đồn từ năm 2009 đến năm 2011 chúng ta xem bảng số liệu sau: (Bảng 3.4)

Qua xem xét số liệu và phân tích trên ta thấy thu ngân sách của huyện Vân Đồn từ năm 2009 đến năm 2011 tăng đều qua các năm mặc dù số tăng tuyệt đối chưa cao nhưng đã phản ánh được những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương trong công tác thực hiện dự toán thu, đồng thời cũng chứng tỏ kinh tế địa phương đã có bước chuyển biến tích cực, kinh tế ngoài quốc doanh không ngừng tăng trưởng. Đây là một biểu hiện đáng mừng đối với một huyện đảo đang trên đà phát triển thành một khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền Bắc nước ta.

Bảng 3.4 Thu ngân sách huyện Vân Đồn 3 năm 2009-2011 STT NỘI DUNG 2009 2010 2011 Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tổng thu NSNN trên địa bàn (I +

II+III+IV) 22.269 40.425,05 181,53 23.560 57.383 243,56 34.823 78.662 225,89

(Không kể thu chuyển giao giữa các cấp NS và tín phiếu, trái phiếu)

I Thu cân đối NSNN trên địa bàn 22.269 30.178,44 135,52 23.560 43.653 185,28 34.823 48.664 139,75

1 Thu nội địa 22.269 30.178,44 135,52 23.560 43.653 185,28 34.823 48.664 139,75

1.1 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 400 3.444,00 861,00 530 7.391,10 1.394,55 - 7.413

1.2 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa

phương 1.450 2.006,29 138,36 1.614 3.899,35 241,60 2.595 4.537 174,84

1.3 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài - 55,68 - 51,67 - 175

1.4 Thu từ khu vực CTN và dịch vụ ngoài

quốc doanh 7.260 7.531,61 103,74 7.952 9.955,04 125,19 9.758 15.776 161,67

1.5 Lệ phí trước bạ 2.500 2.631,32 105,25 2.647 5.250,99 198,38 3.900 4.247 108,90

1.6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 65 43,82 67,42 72 49,14 68,25 70 74 105,71

1.7 Thuế thu nhập cá nhân 1.100 1.112,65 101,15 1.145 2.295,93 200,52 1.400 3.222 230,14

1.8 Thu phí, lệ phí 3.050 1.997,40 65,49 2.132 1.800,88 84,47 1.830 2.093 114,37

1.9 Thuế nhà đất 269 348,56 129,58 362 405,84 112,11 390 411 105,38

1.10 Thuế chuyển quyền sử dụng đất - 73,95

1.11 Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng

rừng 4.000 7.708,81 192,72 4.000 7.252,55 181,31 13.680 6.693 48,93

1.12 Thu tiền thuê mặt đất mặt nước 480 506,18 105,45 600 617,26 102,88 650 1.286 197,85

1.13 Thu khác ngân sách 1.695 1.992,68 117,56 2.506 3.390,91 135,31 550 1.947 354,00

1.14 Thu đóng góp tự nguyện - 725,49 - 1.292,00 - 790

2 Thu hoạt động xuất nhập khẩu - - - -

II Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý

qua NSNN - 7.275,83 - 8.965,13 10.713

III Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc - 1.583,07 - 2.455,25 - 2.096

IV Thu chuyển nguồn ngân sách sang năm sau - 1.387,71 - 2.309,67 - 17.189

V Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên - 109.796,94 - 161.451,26 275.000

Tổng thu ngân sách huyện

(I+II+III+IV+V) 22.269 150.221,99 674,58 23.560 218.833,97 928,84 34.823 353.662 1.015,60

3.3.2. Về chi ngân sách

- Nội dung chi ngân sách

+ Chi đầu tư phát triển: Thực hiện phân cấp của UBND tỉnh trong đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn thu để cân đối đầu tư là thu cấp quyền sử dụng đất. Giai đoạn ổn định ngân sách từ năm 2009 đến 2011 thu cấp quyền sử dụng đất của huyện được để lại 100% cho ngân sách địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng.

+ Chi thường xuyên: là các khoản chi duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, chi đảm bảo xã hội, an ninh, quốc phòng, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá thể thao, phát thanh truyền hình, sự nghiệp kiến thiết kinh tế (thị chính công cộng, nông, lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp) và chi thường xuyên khác của ngân sách.

+ Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường. - Thực hiện chi ngân sách

Tình hình thực hiện chi ngân sách của huyện Vân Đồn từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu sau: (Bảng 3.5)

+ Chi đầu tư phát triển: qua bảng số liệu bảng 3.5 cho thấy chi đầu tư của huyện Vân Đồn các năm 2009 - 2011 đều tăng vượt dự toán đầu năm. Chứng tỏ chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho lộ trình phát triển khu kinh tế Vân Đồn theo quyết định của Chính phủ. Nỗ lực tăng thu để đầu tư đồng thời sử dụng các nguồn dự phòng và chi khác của ngân sách để bổ sung cho đầu tư các công trình trọng yếu, cấp bách phục vụ đời sống dân sinh của huyện.

+ Chi thường xuyên: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chỉ tiêu chi chiếm tỷ trọng lớn nhất từ năm 2009 đến 2011 trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện Vân Đồn. Năm 2009 chỉ tiêu chi này chiếm 43,8% tổng chi thường xuyên; năm 2010 chiếm 41,1%; năm 2011 chiếm 37,5%. Cho thấy chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển giáo dục theo chủ trương của Nhà nước.

Bảng 3.5 Chi ngân sách huyện Vân Đồn 3 năm 2009-2011 STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/KH (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng chi NSĐP (A + B + C) 109.511 139.713 127,58 142.633 202.877 142,24 225.228 353.854 157,11

A Chi cân đối NSĐP(I+II+II+IV) 96.618 112.220 116,15 124.452 166.258 133,59 203.228 276.607 136,11

I Chi đầu tư phát triển 4.600 15.750,08 342,39 4.000 22.526,14 563,15 15.110 56.892,00 376,52

II Chi thường xuyên 89.844 94.160 104,80 117.448 126.542 107,74 181.718 182.104 100,21

1 Chi an ninh - quốc phòng 3.247 3.675,00 113,18 3.942 4.603,21 116,77 5.529 6.641,00 120,11

2 Chi sự nghiệp giáo dục , đào tạo và dạy nghề 43.466 39.653,30 91,23 55.762 52.031,28 93,31 72.791 68.308,00 93,84

3 Chi sự nghiệp Y tế 9.741 9.592,26 98,47 13.256 12.828,98 96,78 20.680 19.028,00 92,01

4 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 1.440 1.905,25 132,31 1.280 1.852,36 144,72 1.936 2.846,00 147,00

5 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 909 968,63 106,56 1.277 1.569,57 122,91 2.395 2.208,00 92,19

6 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 685 642,22 93,75 685 612,09 89,36 738 727,00 98,51

7 Chi đảm bảo xã hội 3.792 4.022,81 106,09 4.469 5.702,73 127,61 7.818 10.035,00 128,36

8 Chi sự nghiệp kinh tế 4.942 6.660,53 134,77 7.114 7.915,95 111,27 19.359 13.972,00 72,17

9 Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 20.524 24.485,42 119,30 28.506 36.134,30 126,76 47.401 57.626,00 121,57

0 Chi khác ngân sách 1.098 2.554,43 232,64 1.157 3.291,84 284,52 3.071 713,00 23,22

II Dự phòng ngân sách 2.174 - - 3.004 - - 6.400 4.256,00 66,50

VV Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau - 2.309,67 - 17.189,11 - 33.355,00

B Các khoản chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN - 7.275,83 8.965,13 8.485,00

C Chi bổ sung cho NS cấp dƣới 12.893 20.217,14 156,81 18.181 27.654,50 152,10 22.000 68.762,00 312,55

+ Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế cũng được quan tâm đầu tư. Hệ thống thuỷ lợi thường xuyên được tu bổ đảm bảo sản xuất nông nghiệp của địa phương; huyện ưu tiên phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, hàng năm đều bố trí ngân sách hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho các hộ nông dân chuyển đổi ngành nghề từ khai thác sang nuôi trồng đảm bảo phát triển bền vững.

+ Chi quản lý hành chính chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi thường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)