Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 201 0 2015

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 72 - 73)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 201 0 2015

Giai đoạn 2010 - 2015 tình hình trong nước và quốc tế vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy nhanh; cạnh tranh kinh tế - thương mại gay gắt hơn khi nước ta gia nhập WTO. Công cuộc đổi mới đất nước và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta trong 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo ra những nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn về phát triển kinh tế - xã hội.

Bước vào giai đoạn 2010 - 2015 Quảng Ninh có những thuận lợi: là tỉnh địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc; tuyến biên giới có xu hướng ổn định và xuất hiện những yếu tố thuận lợi; với những ưu thế trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh đã được các Nghị quyết, Quyết định của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ xác định khá rõ nét về định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Quảng Ninh còn là cái nôi của cách mạng của giai cấp công nhân, đó là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Quảng Ninh có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cao. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; lợi thế của từng ngành, từng vùng đang được phát huy; chất lượng tăng trưởng đã có những bước cải thiện; các doanh nghiệp bước đầu đã thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế, tự chủ hơn trong cơ chế thị trường. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả.

Cùng với Vịnh Hạ Long, khu di tích danh thắng Yên Tử, khu di tích Bạch Đằng nổi tiếng và hệ thống các di tích rất thuận lợi cho phát triển du lịch, trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hình thành một số Trung tâm công nghiệp với các nhà máy điện, xi măng, cơ khí đóng tàu và sản xuất than, khu kinh tế Vân Đồn, các khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với các hệ thống cảng biển, đường cao tốc, sân bay đã và đang được triển khai thực hiện; hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển …, là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên Quảng Ninh cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến tình hình trong nước; thiên tai, dịch bệnh khó lường sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong nước và ngoài nước.

Công tác qui hoạch chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực còn chậm; hạ tầng giao thông đang bộc lộ sự bất cập lớn, không theo kịp sự phát triển. Ô nhiễm môi trường do việc khai thác than nhiều năm và quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, mâu thuẫn, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác trên địa bàn.

Qui mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chất lượng hàng hoá thấp, chi phí sản xuất cao, kém tính cạnh tranh; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị sản xuất thấp, chưa tận dụng hết các tiềm năng lợi thế về đất đai và thị trường để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh.

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 72 - 73)