Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 92 - 93)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.4.5. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy

quản lý ngân sách huyện

Hiện nay, bộ máy tài chính ở huyện có Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước nhưng chỉ có Cơ quan Tài chính là trực thuộc chính quyền địa phương, còn lại các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy tài chính ở cấp huyện phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần có cơ chế phối hợp, chỉ đạo trong đó cần xác định vai trò nòng cốt, trung tâm là Cơ quan Tài chính - Kế hoạch trong bộ máy để chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác tài chính cấp huyện.

Thống nhất bộ phận kế toán của ngành tài chính về một đầu mối, nên đặt tại Kho bạc Nhà nước để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, thống nhất phục vụ yêu cầu quản lý điều hành ngân sách. Nâng cấp hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung cho cả Thuế - Kho bạc - Tài chính; xây dựng qui chế về cập nhật, truyền, nhận, khai thác, sử dụng, bảo mật thông tin trao đổi trên mạng máy tính của các ngành. Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành trong hệ thống tài chính địa phương.

Ngân sách cấp huyện, xã cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thông tin quản lý không chỉ đối với các tổ chức doanh nghiệp có nghĩa vụ trong thu nộp NSNN với cơ quan quản lý nhà nước mà cả các đối tượng thụ hưởng NSNN tại địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)