Kinh nghiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 35 - 101)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam

Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình: Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình về thí điểm ủy nhiệm thu thuế cho UBND cấp xã, Chi cục Thuế huyện Hoa Lư triển khai tổ chức thực hiện từ năm 2005 và đến năm 2008, sau 3 năm thực hiện ủy nhiệm thu 10/11 xã, thị trấn của huyện đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao từ 10 - 15%. Công tác phối kết hợp với các ngành chức năng trong công tác triển khai quản lý nguồn thu trên địa bàn tập trung vào một số

lĩnh vực như thu thuế chuyển quyền, thuế trước bạ; thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của một số ngành nghề.

Năm 2008 thu ngân sách trên địa bàn huyện 22.150 triệu đồng đạt 124% dự toán tỉnh giao, tăng so với cùng kỳ năm trước 4,6%, trong đó chỉ có 1/10 chỉ tiêu thu chưa đạt dự toán giao là thu thuế khu vực ngoài quốc doanh. Các ngành, các cấp của huyện đã tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng đầu năm đối với công tác thu. Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật trong đó có chính sách thuế đã được quan tâm đúng mức. Thường xuyên tăng cường công tác quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động ngoài quốc doanh, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế. Điều tra, nắm bắt kịp thời biến động về doanh thu và bổ sung kịp thời vào sổ bộ làm cơ sở quản lý thu. Kiểm tra quyết toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để làm cơ sở thanh toán thuế còn nợ đọng, xử lý nộp NSNN.

Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển quỹ đất, thực hiện qui hoạch các khu xen cư bán đấu giá quyền sử dụng đất tăng thu cho ngân sách địa phương để đầu tư cho hạ tầng.

Tất cả các xã đều thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trên đài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế đúng, đủ, nhắc nhở những hộ chấp hành chưa tốt. Coi đó là tiêu chuẩn thi đua, ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn, làng, đoàn thể và gia đình văn hóa. Nhờ có dân chủ, công khai mà dân đã phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủ thầu xây dựng, các hộ chuyển quyền sử dụng đất dây dưa trốn thuế để xã có biện pháp truy thu được số thuế đáng kể. Thể hiện sức mạnh của dân khi được phát động vào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.

Chi ngân sách năm 2008 thực hiện 96.699 triệu đồng, đạt 124% dự toán tỉnh giao, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008 là năm nằm trong thời kỳ ổn định ngân sách (2007 - 2010) nên không có sự thay đổi về định mức chi thường xuyên. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trong huyện bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và những

vấn đề an sinh xã hội). UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

Tiếp tục thực hiện khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng ban quản lý nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ [8], 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ [9] đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện phân cấp các công trình đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 1,5 tỷ đồng xuống cho cấp xã trực tiếp quản lý.

Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương của tỉnh Ninh Bình bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên công tác quản lý ngân sách của huyện Hoa Lư cũng vấp phải những khó khăn, trở ngại đó là về yếu tố con người chưa đáp ứng kịp thời công tác. Khối xã còn thiếu cán bộ cho công tác chủ đầu tư, khối các đơn vị dự toán còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính, định mức chi chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường.

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, kinh nghiệm quản lý NSNN tại các nước trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương tỉnh Quảng Ninh mà cụ thể là huyện Vân Đồn và Thành phố Hạ Long thì việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với cấp huyện là yếu tố thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ các cơ chế đặc thù thích hợp, chính quyền địa phương có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với qui hoạch

phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển trong từng giai đoạn và thể chế chính trị của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau nên công tác quản lý ngân sách ở mỗi địa phương, mỗi nước có những đặc thù khác nhau. Do vậy, phải vận dụng một cách hợp lý, phù hợp, tránh dập khuôn, máy móc.

Chính vì vậy, để đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là huyện Vân Đồn thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở phân tích những thành tựu và yếu kém trong công tác quản lý NS cấp huyện của các địa phương đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

2.1.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục t iêu nghiên cứu đề tài cần phải giải quyết những câu hỏi sau:

a. Cơ sở khoa học của việc quản lý thu , chi ngân sách địa phương nói chung và ngân sách huyện nói riêng là gì?

b. Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh, ngân sách huyện Vân Đồn những năm qua như thế nào?

c. Để tăng cường quản lý thu, chi ngân sách huyện ở tỉnh Quảng Ninh , ngân sách huyện Vân Đồn trong giai đoạn tới cần phải căn cứ vào những định hướng gì và thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.1.2. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân , tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý thu chi ngân sách địa phương nói riêng ,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương, các chính sách của tỉnh , huyện đối v ới quản lý ngân sách và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh cung cấp.

Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài thu thập từ các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện đã thực hiện khoán biên chế và kinh phí . Một số nguồn thứ cấp từ các báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND tỉnh Quảng Ninh của huyện Vân Đồn các năm 2009, 2010, 2011. Ngoài ra còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương của Cơ quan Tài chính, Thuế, Đầu tư của tỉnh, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh , Ninh Bình và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.

2.1.4. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại , lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.

2.1.5. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so s ánh kết quả hoạt động thu chi ngân sách nhà nước giữa các năm , các thời kỳ và giữa các địa phương...

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội . Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý thu, chi ngân sách của huyện Vân Đồn

2.1.6. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia , các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu , chi ngân sách địa phương và những dự báo về chính sách quản lý ngân sách của nhà nước, tỉnh, huyện trong tương lai.

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau : * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); + Thu, chi ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);

- Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế:

+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); + Tỷ lệ hộ đói, nghèo (%);

+ Tỷ lệ số xã có điện (%); Số máy điện thoại/100 dân (máy/100 dân); + Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới (%);

+ Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (%). * Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách địa phương:

- Tỷ trọng thu trong các lĩnh vực (%)

- Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%);

- So sánh mức độ thu chi giữa các địa phương trên địa bàn (%); - Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tư, chi thường xuyên trong NSĐP (%);

- Cơ cấu chi đầu tư phát triển phân theo loại XDCB (XDCB xây lắp và XDCB khác) (%);

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN VÂN ĐỒN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Vân Đồn là một huyện đảo có toạ độ từ 20040’ đến 21012’ vĩ độ bắc và từ 107019’ đến 107042’ kinh độ đông. Huyện Vân Đồn nằm ở phía Đông và Đông Nam tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc Hải Phòng.

- Diện tích: Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 59.676ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212ha, trong đó có 01 thị trấn và 5 xã. Vùng đảo xa trải rộng gồm 5 xã đảo. Các đảo đều có địa hình núi và núi thường chỉ cao 200- 300m. Chỉ có núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản (Bản Sen) cao 450m và núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m. Ngoài ra cho thấy 68% đất tự nhiện trên cácc đảo của huyện Vân Đồn là rừng và đất rừng.

- Khí hậu: Vân Đồn có nhiều vùng tiểu khí hậu. Lượng mưa bình quân trên 2000mm/năm, độ bức xạ lớn, nhiều sương mù, mưa phùn và gió bão lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng số hộ dân 10.303 hộ với tổng số nhân khẩu 39.384 người ( nam 19.814 người, nữ 19.570 người).

Nền kinh tế của huyện Vân Đồn chủ yếu là kinh tế biển và khai thác khoáng sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, sắt, vàng sa khoáng. Vùng biển của huyện có rất nhiều chủng loại hải sản quý: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, nghẹ, ngọc trai, bào ngư…Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời song chủ yếu là đánh bắt trong lộng và ven bờ, từ năm 1995 đến nay mới đánh bắt xa bờ.

Công nghiệp khai khoáng: than đá đã được khai thác từ thời Pháp thuộc ở mỏ than Kế Bào, trữ lượng còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng khoảng 154.000 tấn (đã khai thác hai thời kỳ 1930-1940, 1959-1960). Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn đang khai thác 20 ngàn tấn/năm. Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt, chưa khai thác.

Đất nông nghiệp của huyện ít chỉ có 1.242ha, trong đó đất trồng lúa 600ha và 100ha cây ăn quả. Đất nông nghiệp là đất bạc màu, pha cát, nước tưới thiếu do ít có sông, hồ nên năng suất thấp. Tổng sản lượng lương thực hàng năm chưa đến 5.000 tấn quy thóc.

Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có các nghề đóng thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản.

Khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ phê duyệt thành lập từ năm 2007 và hiện đang được triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng. Đây là khu kinh tế tổng hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 35 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)