Định hướng phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 73 - 101)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh

Định hướng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII xác định là: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tư,

tạo bước phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị; phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một khu vực phát triển năng động của kinh tế biển và ven biển, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:

- Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh): 13% trở lên/năm.

- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng 53%; nông, lâm, ngư nghiệp 4%; các ngành dịch vụ 43%.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân: 10 - 12%/năm. - GDP bình quân đầu người: 3.000 - 3.050 USD.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 7%/năm.

Để hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đòi hỏi công tác quản lý ngân sách các cấp từ tỉnh đến huyện, xã cần phải hoàn thiện theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi, ổn định chính trị và bảo vệ môi trường.

4.2. Định hƣớng về hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2010 - 2015, thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng thì công tác quản lý NSNN trên địa bàn cần thiết phải được xây dựng hoàn thiện theo những định hướng chung như sau:

- Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế nói chung.

- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương theo hướng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội, gắn với sự phân chia quyền

lợi về kinh tế - xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi.

- Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách theo hướng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhưng không làm suy yếu nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN. Chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để bớt gánh nặng chi tiêu NSNN đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của từng ngành, từng địa phương; đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN chi cho đầu tư phát triển; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện.

Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN đảm bảo NSNN được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

- Chấp hành tốt Luật NSNN; thực hiện tốt Luật tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; từng bước tăng số xã, phường, thị trấn tự cân đối ngân sách.

Để triển khai thực hiện tốt những định hướng trên cần thiết phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện trong thời gian tới.

4.3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế huyện Vân Đồn đến năm 2015 đến năm 2015

- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TW 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và sản xuất, bảo quản chế biến để tăng giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tiếp tục đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác lên 40-50 triệu đồng/ha.

Tập trung nguồn lực để phát triển thủy sản. Tận dụng mọi tiềm năng vốn có để phục vụ cho công tác khai thác, nuôi trồng và chế biến đạt hiệu quả cao; kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với du lịch, dịch vụ; khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao giống, kỹ thuật nuôi các loài mới có giá trị kinh tế cao, tạo ra những sản phẩm phục vụ du lịch. Tăng cường những biện pháp để bảo vệ nguồn thủy sản, môi trường biển. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản trên địa bàn; khuyến khích đầu tư phát triển khai thác thủy sản xa bờ, chuyển một số phương tiện nhỏ khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản. Chú trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quan tâm đầu tư cơ sở hậu cần nghề cá, bảo đảm phòng, tránh thiên tai. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư về chế biến, sản xuất giống thủy sản có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân theo qui hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao, đồng thời chú trọng phát triển và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị phục vụ du lịch.

Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất với tỉnh chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, rừng cảnh quang để phục vụ du lịch sinh thái cao cấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng và tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp khai thác tài nguyên rừng trái phép trên địa bàn.

- Thương mại, dịch vụ và du lịch: Tiếp tục phát triển thương mại phục vụ nhu cầu chất lượng ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành mà huyện có tiềm năng thế mạnh. Khuyến khích nhiều thành phần cùng tham gia phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông…Phát triển thương mại có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng các trung tâm thương mại phục vụ du lịch, huy động các nguồn lực để hoàn thiện, nâng cấp hệ thống chợ Cái Rồng theo quy hoạch. Khuyến khích phát triển nâng cao chất lượng các dịch vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở nông thôn nhất là các ngành nghề sử dụng nhiều lao động để tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động ngay tại nông thôn để tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

Từng bước thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Kinh tế Vân Đồn, tập trung phát triển du lịch sinh thái trên các đảo gắn kết tuyến du lịch Hạ Long-Cát Bà-Móng Cái. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao mang tầm cỡ quốc gia và khu vực; cùng với bộ, ngành Trung ương và tỉnh, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số khu công viên phức hợp tại đảo Cái Bầu và các đảo khác, xây dựng khu Bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long.

Chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của vùng sinh thái biển đảo. Phát triển các loại hình du lịch: Sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tâm linh, vui chơi giải trí cao cấp tại các cụm du lịch, đặc biệt quan tâm phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú, đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải: Tranh thủ các nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu hút các dự án đầu tư và sản xuất công nghiệp sạch theo qui hoạch. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; quan tâm thu hút các doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn làm nhân tố đột phá trong phát triển công nghiệp.

Chú trọng phát triển đa dạng phương tiện giao thông vận tải; xây dựng và nâng cao hệ thống cảng biển, các bến tàu, bến xe phục vụ phát triển kinh tế và du lịch. Nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 334, thông tuyến đến cảng Vạn Hoa; Triển khai các tuyến đường nối các khu chức năng trên đảo Cái Bầu; nâng cao chất lượng vận tải hàng hóa và hành khách, đảm bảo an toàn, thuận tiện và thông suốt.

- Công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản và tài nguyên môi trường: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên. Tập trung rà soát các quy hoạch xây dựng, các dự án, quy hoạch sử dụng đất đai để cập nhật, quản lý. Kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê nhưng chủ đầu tư không triển khai theo quy định nhất là các dự án sử dụng không đúng mục đích, những dự án gây ô nhiểm môi trường. Ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm liên quan đến công tác quy hoạch, các trường hợp lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép, xây dựng không phép. Tăng cường các biện pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.

Tập trung triển khai qui hoạch chi tiết các khu chức năng 1/2000 theo qui hoạch chung đã được phê duyệt, ưu tiên qui hoạch chi tiết ở các khu trung tâm thị trấn, các xã có dự án hạ tầng đi qua. Thực hiện công khai qui hoạch các dự án, công khai chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo qui định. Triển khai lập qui hoạch mạng lưới các điểm dân cư, tái định cư trong phạm vi ranh giới các xã, thị trấn làm cơ sở triển khai lập qui hoạch chi tiết xây dựng và bố trí tái định cư khi thực hiện các dự án.

Quản lý tốt việc thu gom, xử lý rác thải; qui hoạch xây dựng các khu nghĩa trang đảm bảo vệ sinh môi trường cho mục tiêu phát triển khu kinh tế Vân Đồn đã được Chính phủ phê duyệt.

Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi các dự án trọng điểm được ưu tiên và được xác định trong qui hoạch xây dựng đợt đầu của Khu kinh tế như: Dự án hạ tầng giao thông vào Khu công viên phức hợp, khu cảng biển, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư xã Hạ Long, Bình Dân, Vạn Yên; nâng cấp mở rộng hệ thống cảng, từng bước triển khai và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống giao thông trên quần đảo Vân Hải.

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất và các công trình phục vụ dân sinh.

- Phát huy tiền năng các thành phần kinh tế: Hoàn thiện đề án xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển Khu kinh tế Vân Đồn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để triển khai thực hiện tạo động lực để thu hút các nguồn lực đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các thủ tục hành chính, đất đai và nguồn nhân lực. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện phát triển các loại hình kinh doanh theo mô hình hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân. Phát triển đa dạng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; phát huy hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn

4.4.1. Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách

4.4.1.1. Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách

Trong điều kiện Luật quản lý thuế đã được ban hành và triển khai thực hiện, cơ chế tự kê khai tự nộp thuế được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng, các cơ quan

quản lý cần phải tạo được sự thuận lợi, tự giác cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong mọi lĩnh vực và đối tượng.

Cơ quan thuế cần tập trung nguồn nhân lực để tổ chức kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế vừa chống thất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 73 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)