4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách với các cấp chính quyền địa phương chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính, chỉ duy nhất phòng Tài chính huyện là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền cấp huyện, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan Trung ương quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý ngân sách tại địa phương giữa các cấp chính quyền với
các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phương nhưng do Trung ương quản lý. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý ngân sách.
Sự chỉ đạo của Sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết. Công tác quản lý tài sản công tuy đã được tập huấn nghiệp vụ, trang bị phần mềm quản lý song vẫn buông lỏng trong chỉ đạo. Do vậy, đến nay việc nắm tình hình tài sản công của các đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở huyện, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Việc xử lý sai phạm trong quản lý ngân sách thiếu kiên quyết, nghiêm minh dẫn đến chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, mua sắm tài sản công không đúng tiêu chuẩn định mức.
Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính. HĐND các cấp (đặc biệt là cấp xã) chưa làm tốt chức năng giám sát đối với NSNN.
Từ thực trạng công tác quản lý NSNN nêu trên kết hợp với việc phân tích rõ những thành tựu và yếu kém trong công tác quản lý NSNN của huyện là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Vân Đồn - Quảng Ninh trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH
4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015
Điều kiện địa lý của tỉnh Quảng Ninh và bối cảnh kinh tế - xã hội của Thế giới và khu vực là những yếu tố quyết định đến phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 - 2015.
4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015
Giai đoạn 2010 - 2015 tình hình trong nước và quốc tế vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy nhanh; cạnh tranh kinh tế - thương mại gay gắt hơn khi nước ta gia nhập WTO. Công cuộc đổi mới đất nước và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta trong 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo ra những nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn về phát triển kinh tế - xã hội.
Bước vào giai đoạn 2010 - 2015 Quảng Ninh có những thuận lợi: là tỉnh địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc; tuyến biên giới có xu hướng ổn định và xuất hiện những yếu tố thuận lợi; với những ưu thế trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh đã được các Nghị quyết, Quyết định của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ xác định khá rõ nét về định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Quảng Ninh còn là cái nôi của cách mạng của giai cấp công nhân, đó là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Quảng Ninh có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cao. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; lợi thế của từng ngành, từng vùng đang được phát huy; chất lượng tăng trưởng đã có những bước cải thiện; các doanh nghiệp bước đầu đã thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế, tự chủ hơn trong cơ chế thị trường. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả.
Cùng với Vịnh Hạ Long, khu di tích danh thắng Yên Tử, khu di tích Bạch Đằng nổi tiếng và hệ thống các di tích rất thuận lợi cho phát triển du lịch, trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hình thành một số Trung tâm công nghiệp với các nhà máy điện, xi măng, cơ khí đóng tàu và sản xuất than, khu kinh tế Vân Đồn, các khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với các hệ thống cảng biển, đường cao tốc, sân bay đã và đang được triển khai thực hiện; hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển …, là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên Quảng Ninh cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến tình hình trong nước; thiên tai, dịch bệnh khó lường sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong nước và ngoài nước.
Công tác qui hoạch chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực còn chậm; hạ tầng giao thông đang bộc lộ sự bất cập lớn, không theo kịp sự phát triển. Ô nhiễm môi trường do việc khai thác than nhiều năm và quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, mâu thuẫn, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác trên địa bàn.
Qui mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chất lượng hàng hoá thấp, chi phí sản xuất cao, kém tính cạnh tranh; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị sản xuất thấp, chưa tận dụng hết các tiềm năng lợi thế về đất đai và thị trường để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh.
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015
Định hướng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII xác định là: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tư,
tạo bước phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị; phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một khu vực phát triển năng động của kinh tế biển và ven biển, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:
- Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh): 13% trở lên/năm.
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng 53%; nông, lâm, ngư nghiệp 4%; các ngành dịch vụ 43%.
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân: 10 - 12%/năm. - GDP bình quân đầu người: 3.000 - 3.050 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 7%/năm.
Để hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đòi hỏi công tác quản lý ngân sách các cấp từ tỉnh đến huyện, xã cần phải hoàn thiện theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi, ổn định chính trị và bảo vệ môi trường.
4.2. Định hƣớng về hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015
Để thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2010 - 2015, thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng thì công tác quản lý NSNN trên địa bàn cần thiết phải được xây dựng hoàn thiện theo những định hướng chung như sau:
- Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế nói chung.
- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương theo hướng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội, gắn với sự phân chia quyền
lợi về kinh tế - xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi.
- Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách theo hướng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhưng không làm suy yếu nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN. Chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để bớt gánh nặng chi tiêu NSNN đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của từng ngành, từng địa phương; đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN chi cho đầu tư phát triển; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện.
Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN đảm bảo NSNN được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.
- Chấp hành tốt Luật NSNN; thực hiện tốt Luật tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; từng bước tăng số xã, phường, thị trấn tự cân đối ngân sách.
Để triển khai thực hiện tốt những định hướng trên cần thiết phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện trong thời gian tới.
4.3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế huyện Vân Đồn đến năm 2015 đến năm 2015
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TW 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và sản xuất, bảo quản chế biến để tăng giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tiếp tục đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác lên 40-50 triệu đồng/ha.
Tập trung nguồn lực để phát triển thủy sản. Tận dụng mọi tiềm năng vốn có để phục vụ cho công tác khai thác, nuôi trồng và chế biến đạt hiệu quả cao; kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với du lịch, dịch vụ; khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao giống, kỹ thuật nuôi các loài mới có giá trị kinh tế cao, tạo ra những sản phẩm phục vụ du lịch. Tăng cường những biện pháp để bảo vệ nguồn thủy sản, môi trường biển. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản trên địa bàn; khuyến khích đầu tư phát triển khai thác thủy sản xa bờ, chuyển một số phương tiện nhỏ khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản. Chú trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quan tâm đầu tư cơ sở hậu cần nghề cá, bảo đảm phòng, tránh thiên tai. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư về chế biến, sản xuất giống thủy sản có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân theo qui hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao, đồng thời chú trọng phát triển và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị phục vụ du lịch.
Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất với tỉnh chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, rừng cảnh quang để phục vụ du lịch sinh thái cao cấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng và tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp khai thác tài nguyên rừng trái phép trên địa bàn.
- Thương mại, dịch vụ và du lịch: Tiếp tục phát triển thương mại phục vụ nhu cầu chất lượng ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành mà huyện có tiềm năng thế mạnh. Khuyến khích nhiều thành phần cùng tham gia phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông…Phát triển thương mại có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng các trung tâm thương mại phục vụ du lịch, huy động các nguồn lực để hoàn thiện,