Yếu kém trong chấp hành ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 65 - 67)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.4.2.2. Yếu kém trong chấp hành ngân sách nhà nước

- Về thu ngân sách: Công tác thu ngân sách còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém cần phải được củng cố và hoàn thiện. Chính sách thu một mặt chưa bao quát hết nguồn thu, mặt khác chưa động viên nuôi dưỡng các nguồn thu. Hình thức, biện pháp quản lý thu thuế còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Những qui định về thu phí, lệ phí và các khoản thu huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân vẫn chưa thực sự rõ ràng dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, cơ sở. Số thu mặc dù các năm đều giữ mức tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của huyện và vẫn phải trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

Thất thu thuế từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh còn rất lớn do các hộ chưa thực hiện mở sổ sách kế toán đầy đủ theo quy định, thực hiện sai chế độ ghi hoá đơn bán hàng, dấu doanh số tính thuế.

Công tác quản lý thu còn hạn chế, công tác thanh tra, xử lý các hành vi, vi phạm về thuế chưa được đẩy mạnh dẫn tới tình trạng thất thu thuế diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức như: không đăng ký, kê khai nộp thuế dẫn tới thất thu về hộ còn khá lớn; chưa kê khai đúng số thuế phải nộp; chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế kéo dài, cố tình hạch toán chi phí sai qui định để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp…; thuế thu nhập cá nhân còn thất thu nhiều, đặc biệt là đối với những cá nhân hành nghề tự do.

Việc quản lý nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn tuy đã từng bước chấn chỉnh song công tác thu ngân sách vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa phản ánh được đầy đủ vào ngân sách theo luật định. Một số xã trong huyện còn tự đặt ra nhiều khoản thu tuỳ tiện tạo nên gánh nặng đóng góp cho nhân dân.

- Về chi ngân sách: Chi ngân sách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bố trí chi còn dàn trải, hiệu quả thấp và chưa chú trọng đến kết quả đầu ra; công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao thực hiện còn chậm, kết quả thấp.

Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dàn trải, hiệu quả còn hạn chế chưa thực sự căn cứ trên nguồn lực của địa phương để bố trí. Nhiều khoản chi sự nghiệp (sự nghiệp kiến thiết kinh tế, sự nghiệp y tế, giáo dục …) mang tính chất đầu tư vẫn chưa được quản lý theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước gây lãng phí và thất thoát tiền của nhà nước. Nhiều công trình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm (như chương trình giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, nước sạch vệ sinh môi trường…) các địa phương cũng không làm tốt được công tác huy động đóng góp của nhân dân dẫn tới dự án kéo dài, khó khăn trong thanh quyết toán vốn đầu tư.

Chi thường xuyên ở một số đơn vị dự toán, một số xã, thị trấn còn chưa thực hiện đúng chế độ tài chính, chưa hiệu quả. Chưa nghiêm túc trong thực hiện các chế độ chi tiêu hội nghị, tiếp khách, hội họp …còn phô trương, hình thức và không thiết thực. Nhiều nội dung chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng về chế độ chứng từ hoá đơn, mua hàng hoá có giá trị lớn không có hoá đơn thuế nhưng vẫn được thanh quyết toán.

Quy chế chi tiêu nội bộ tự xây dựng của một số đơn vị được giao quyền tự chủ không theo đúng qui định của Nhà nước; cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch tại một số đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ.

Công tác quản lý tài sản công tại cơ quan hành chính sự nghiệp, xã, phường, thị trấn còn nhiều vướng mắc như theo dõi hồ sơ, danh mục tài sản không liên tục; Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản chưa được thực hiện đúng qui định; cơ quan tổng hợp, quản lý việc sử dụng tài sản công chưa theo dõi và tổng

hợp đầy đủ tình hình tài sản của các đơn vị dự toán cấp dưới, việc mua sắm tài sản còn tuỳ tiện, không sát với nhu cầu thực tế, còn có tình trạng mua sắm vượt định mức qui định của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)