Về thu ngân sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 44 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.1.1. Về thu ngân sách

Thu ngân sách trên địa bàn các huyện các năm từ 2007 - 2011 có nhiều cố gắng và đạt kết quả tích cực. Hầu hết các địa phương đều tăng thu, có địa phương liên tục tăng thu 5 năm liền như Thành phố Hạ Long, Móng Cái. Mặc dù các năm 2008, 2009 là những năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực song thu ngân sách cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh vẫn đảm bảo dự toán và có tăng thu; 13/14 huyện, thị xã, thành phố hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên thu cân đối ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ chi thường xuyên đặc biệt là đối với các huyện miền núi, hải đảo mặc dù có tỷ lệ tăng thu cao nhưng về số tuyệt đối vẫn chưa cao và tập trung cho một số chỉ tiêu thu đặc thù thuộc nguồn thu cân đối cho nhiệm vụ đầu tư (huyện Vân Đồn năm 2009 tăng thu 75,69 % nhưng về số tuyệt đối chỉ tăng 17.416,05 triệu đồng trong đó số thu tiền cấp quyền sử dụng đất là 7.708,8 triệu đồng; năm 2010 tăng 41,94%, tăng về số tuyệt đối là 16.957,95 triệu đồng; năm 2011 tăng 37,08%, tăng về số tuyết đối 21.279 triệu đồng). Thu trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh để cân đối chi chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: năm 2009 thu từ ngân sách tỉnh 109.796,94 triệu đồng chiếm 73,08%; năm 2010 thu từ ngân sách tỉnh 161.451,26 triệu đồng chiếm 73,77%; năm 2011 thu từ ngân sách tỉnh 275.000 triệu đồng chiếm 77,75% . Thu ngân sách cân đối trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu ngân sách chủ yếu do nền sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa phát triển, qui mô nhỏ. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu cân đối của các huyện, thị xã, thành phố là thu từ quỹ đất. Đây là một khó khăn lâu dài vì quỹ đất có hạn, nhu cầu chuyển nhượng không đồng đều giữa các năm do đó dễ dẫn đến tình trạng thu ngân sách không được bền vững, điều hành ngân sách sẽ bị động, dễ sinh ra tình trạng mất cân đối ngân sách, phải điều chỉnh dự toán.

Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng thu NSNN trên địa bàn qua các năm 2007 - 2011 là thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, nguồn thu này tương đối cao đặc biệt là đối với các thành phố, thị xã, năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng thu bình quân 14,3%. Điều đó chứng tỏ việc bồi dưỡng và khai thác nguồn thu từ khu vực này đã được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, từng bước đổi mới và có hiệu quả.

Thu phí, lệ phí là chỉ tiêu thu ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn nhất là đối với Quảng Ninh là địa phương có ngành công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển, việc quan tâm thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản để đầu tư trở lại cho công tác hoàn nguyên bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Chính vì vậy khoản thu này rất được các cấp chính quyền quan tâm, thể hiện qua số thu năm 2009 là 57.994 triệu đồng, năm 2010 là 338.420 triệu đồng và năm 2011 là 525.397 triệu đồng.

Thu ngân sách trên địa bàn xét theo góc độ thu theo ngành kinh tế quốc dân cũng cho ta thấy rất rõ một điểm chung là các ngành kinh tế trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và năm 2011 đều hoàn thành tốt kế hoạch, số tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể thu từ ngành công nghiệp - xây dựng năm 2007 là 255.080 triệu đồng, đạt 88,5%, năm 2008 là 670.499 triệu đồng, đạt 159,64%, năm 2009 là 1.040.950 triệu đồng, đạt 172,18%; năm 2010 là 1.125.930 triệu đồng, đạt 175,2%; tốc độ tăng thu đạt 56%. Thu từ khu vực dịch vụ cũng có bước tăng trưởng khá, năm 2007 là 407.173 triệu đồng, đạt 113,1%, năm 2008 là 596.809 triệu đồng, đạt 124,86%, năm 2009 là 884,773 triệu đồng, đạt 119,23 %; năm 2010 là 900,1 triệu đồng, đạt 119,5 %, tốc độ tăng thu là 48,25%.

Số thu giữa các ngành tương đối đồng đều, ngành có số thu tăng cao nhất trong giai đoạn 2007 - 2011 là ngành công nghiệp - xây dựng. Đây là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của chính quyền địa phương các cấp khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho Quảng Ninh. Đồng thời khu vực dịch vụ cũng có bước tăng trưởng khá, thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng phát triển du lịch, dịch vụ; trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, Quảng Ninh vẫn thu hút được một số lượng lớn khách du lịch thúc đẩy số thu của ngành dịch vụ tăng cao.

Ngành nông, lâm ngư nghiệp không phải là thế mạnh của Quảng Ninh do đó số thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu, chủ yếu là lĩnh vực ngư nghiệp. Tuy nhiên lĩnh vực thu này cũng tăng qua các năm.

Tổng thể về thu ngân sách cấp huyện của tỉnh được khái quát qua bảng tổng hợp số liệu sau:(Bảng 3.2)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 44 - 46)