Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 89 - 92)

Văn xuôi Y Điêng là một thành công về khắc họa tính cách nhân vật bằng chính lời nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật của Y Điêng không chỉ là công cụ, phƣơng tiện của sự miêu tả mà đã trở thành đối tƣợng miêu tả. So với nhiều nhà văn cùng thời, Y Điêng sử dụng ngôn ngữ đối thoại với mật độ đậm đặc hơn trong tác phẩm của mình. Ngôn ngữ đối thoại của ông có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển, thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm và đặc biệt khắc họa tính cách của nhân vật, đồng thời thể hiện rõ bản sắc của đồng bào Tây Nguyên. Sau đây là kết quả khảo sát của chúng tôi về mức độ sử dụng đối thoại của Y Điêng:

Bảng 3.5

Tên tác phẩm Số cuộc

đối thoại

Độc thoại

nội tâm Tỉ lệ

Chuyện trên bờ Sông Hinh 204 32 1 :6

Trung đội ngƣời Bahnar 85 17 1 :5

Ông già K’Rao 5 1 1: 5

Ngƣời buôn Tría 10 5 1: 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy: trung bình cứ 5 lần xuất hiện đối thoại mới có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm. Có thể thấy rằng, trong văn xuôi của Y Điêng, ngôn ngữ đối thoại chiếm tỉ lệ cao hơn so với độc thoại nội tâm. Đặc điểm này của cấu trúc lời nói trong văn xuôi của Y Điêng có liên quan chặt chẽ với đặc trƣng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Để xây dựng nhân vật và phát triển cốt truyện, Y Điêng đã sử dụng rất nhiều cuộc đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của Y Điêng ngắn gọn, mộc mạc, giàu hình ảnh so sánh gắn với các sự vật hiện tƣợng trong đời sống lao động và sinh hoạt của ngƣời dân Tây Nguyên.

Có thể nói, việc sử dụng giọng điệu ngôn ngữ của ngƣời Tây Nguyên trong lời văn là một thế mạnh của nhà văn Y Điêng. Đó là một yếu tố quan trọng giúp ông tạo đƣợc những dấu ấn văn hóa riêng trong sáng tác của mình. Các tác giả viết về vùng Tây Bắc chỉ thể hiện bản sắc của vùng đất này chủ yếu qua phong tục tập quán, qua cuộc sống lao động, qua cảnh thiên nhiên chứ không có nét riêng về ngôn ngữ. Các nhân vật của họ có cách tƣ duy và thể hiện ngôn ngữ không khác ngƣời Kinh là mấy.

Ngôn ngữ đối thoại mang đậm màu sắc Tây Nguyên thể hiện trƣớc hết là trong lời nói các nhân vật thƣờng sử dụng thán ngữ nhƣ: ơ, bớ, úi “Ơ các em ơi! Các em đã giấu mất một ngƣời đơn vị chúng tôi rồi” [6,25]; “Bớ các trai làng, hãy đem chúng ra nhà lúa coi giữ để sáng ngày mai đƣa lên huyện” [1,18]; “Ơ Hơ Linh! Hơ Linh ơi, anh đây” [1,52]; “úi, họ hàng ta mới khen chứ, họ ngoài dù ta nói tốt họ cũng bảo là xấu và họ bắt đền của” [1,73]. Khi nói, họ hay kêu giàng nhƣ ngƣời kinh kêu trời vậy “giàng núi, giàng nƣớc sinh ra con ngƣời tại sao không nuôi họ sáng mãi” [1,74]; “Ôi giàng ơi, cái tai này tại sao không nhớ giùm..”[1,113]; “không đâu, giàng thƣơng mí con ta đó” [1,62]; “giàng ơi, uống với chị một tô thôi, còn tất cả đây” [1,135].

Ngƣời Tây Nguyên cũng cụ thể hóa những cái trừu tƣợng để dễ gọi tên. Họ quy cái bản chất con ngƣời, sự suy nghĩ của đầu óc, sự buồn vui của tâm hồn về cái cụ thể nhất, đó là cái “bụng”: trong đoạn đối thoại của mí con ông già Kơ Rao tác giả đã sử dụng hàng loạt từ “bụng” “mày đi với nó, tao không ƣng cái bụng” [7,16];

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“ai cũng ƣng bụng về bàn tay của H’Yéc..” [7,17]; “tao không nói là ngƣời xấu, tao nói bằng cái bụng tao” [7,16]. Hoặc đƣa các bộ phận, các vấn đề khác nhau về cùng loại rồi dùng từ “cái” để chỉ chung: “Y Thoa gác tay lên trán nhƣng con mắt không nhắm đƣợc, cái tai không dịu đi chút nào” [1,176]; “thôi, chị đi đi kẻo ngƣời ta đợi lâu, cái ruột họ ngang lắm, tôi giữ chân chị cũng đã lâu” [1,50]; “Hơ Linh không còn cái tai nghe, cái miệng nói nữa” [1,53]; “đang vui con mắt, vui cái tai và nghĩ đƣợc mùa lúa thế này sẽ làm đƣợc nhiều việc lớn” [7,50]…Thói quen ngôn ngữ này cho thấy lối tƣ duy cụ thể của ngƣời Tây Nguyên.

Trong ngôn ngữ đối thoại còn giàu hình ảnh so sánh, ví von. Và hình ảnh so sánh, ví von thƣờng gần gũi với đời sống, thiên nhiên, núi rừng, gắn với những gì đang diễn ra xung quanh của ngƣời dân miền núi. Đây là lời nhận xét của già làng về trai làng “các trai làng bây giờ bụng dài nhƣ nứa ấy” [1,136]. Hay lời thông cảm của mí Tô giành cho những nỗi đau khổ của mí con Hơ Linh “mình không khác gì cây mọc bên đƣờng đi, ai đi qua lại cũng chặt một nhát dao, bẻ một cành lá” [1,262] Còn về ngôn ngữ độc thoại, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ độc thoại bằng lời trực tiếp rất ít xuất hiện trong sáng tác của Y Điêng. Khi xuất hiện ở dạng trực tiếp, trƣớc lời độc thoại nội tâm thƣờng kèm theo những từ chỉ dẫn nhƣ: nghĩ, chợt nghĩ “anh Siu Nay nghĩ: với mây trời và thiên nhiên ấy, ngƣời dân tộc ấy phải đƣợc sống hòa bình và hạnh phúc mới đƣợc chứ” [6,48], “anh Siu Nay chợt nghĩ: không biết nơi đất nƣớc núi sông ấy có con ngƣời sinh sống không? Hoặc là một dân tộc nào một thủa là một vùng đất anh hùng, nay họ đã thoát khỏi sự cùm kẹp của Mĩ ngụy nhƣ một số vùng của dân tộc Bahnar quê tôi không?” [6,49]. Trong Chuyện trên bờ

Sông Hinh những suy nghĩ của Hơ Linh và mí Hơ Linh cũng đƣợc tác giả thể hiện

tƣơng tự. Đó là khi mí Hơ Linh nghĩ về đứa con côi cút, tội nghiệp của mình “bà nghĩ: Ta chết đi con gái ta có sống đƣợc không? Con còn non lắm nhƣ cây măng mới mọc, chƣa thử với ngọn gió xi ăng?” [6,65], hay khi nói đến Y Thoa và Hơ Linh “bà lại nghĩ không biết tình cảm ấy có đi đến đâu không? Cái đời của bà không đƣợc nhƣ chúng nó ngày nay” [6,65]. Ngôn ngữ độc thoại chủ yếu xuất hiện ở lời nửa trực tiếp khi có sự hòa thanh lời độc thoại của nhân vật với lời của ngƣời kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyện, khi thì là suy nghĩ của mí Y Thoa về Hơ Linh và Hơ Nhao [1,164]; khi thì là suy nghĩ của Y Thoa về Cách mạng, về những ngƣời tù Cộng sản…

Nhƣ vậy, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong văn xuôi Y Điêng vẫn nằm trong khuynh hƣớng văn xuôi sử thi giai đoạn 1945 – 1975 đó là xuất hiện ngôn ngữ đối thoại nhiều trong khi đó độc thoại nội tâm lại chiếm số lƣợng rất ít. Qua ngôn ngữ đối thoại, văn phong Y Điêng một lần nữa đƣợc khẳng định đó là bản sắc văn hóa, ngôn ngữ Tây Nguyên với những phong tục, lễ hội, lời ăn tiếng nói của đồng bào Tây Nguyên đƣợc thể hiện rõ nét. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại và hạn chế sử dụng độc thoại nội tâm (ít lời trực tiếp mà chủ yếu là lời nửa trực tiếp và gián tiếp) chứng tỏ những sáng tác của Y Điêng đậm nét truyền thống, gần với nguồn dân gian hơn là ảnh hƣởng của thi pháp văn học Việt Nam hiện đại và ít tiếp thu, ít chịu ảnh hƣởng của thi pháp văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)