Trong tác phẩm của Y Điêng các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng khá phong phú nhƣ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, ngoa dụ….Trong đó có hai biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều nhất đó là nhân hóa và so sánh vì nó phù hợp với cảm quan của ngƣời Tây Nguyên. Con ngƣời Tây Nguyên thƣờng nhìn sự vật, hiện tƣợng theo lối so sánh, nhìn tự nhiên nhƣ có hồn vía nhƣ con ngƣời (quan niệm vạn vật hữu linh). Do vậy so sánh và nhân hóa là phƣơng thức tu từ quen thuộc đƣợc các nhà văn vận dụng khá nhiều trong tác phẩm.
Bảng 3.4
Tên tác phẩm Số trang Các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh)
Tỷ lệ tính trên trang văn bản
Ông già K’Rao 14 25 1,8
Ngƣời buôn Tría 18 21 1,2
Lửa trong tay chúng tôi 78 80 1
Trung đội ngƣời Bahnar 246 250 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Y Điêng sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) với tần số cao. Xét trên những tác phẩm mà chúng tôi khảo sát thì trung bình cứ 1 trang văn bản có 1,3 lần xuất hiện các biện pháp tu từ. Vấn đề chúng tôi quan tâm chƣa hẳn là tần số xuất hiện, bởi ý nghĩa của các biện pháp tu từ với văn phong của nhà văn là sự ổn định, giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng phù hợp với cảm quan hiện thực và cảm hứng sáng tác của nhà văn. Nhà văn sử dụng các biện pháp tu từ khá ổn định và đều đặn. Sự ổn định ấy chứng tỏ sử dụng biện pháp tu từ ở Y Điêng không phải là hứng khởi, tùy tiện bất chợt của nhà văn, mà nó là một tín hiệu ổn định trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng đậm đặc, làm cho những sáng tác của ông gần gũi với sáng tác truyền thống, in đậm bản sắc, văn hóa cũng nhƣ lời ăn tiếng nói của đồng bào Tây Nguyên. Thể hiện khả năng quan sát, vận dụng tinh tế cũng nhƣ tấm lòng yêu quê hƣơng tha thiết của ông.
3.4.1.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh
Ngôn ngữ trong sáng tác Y Điêng có tính hình tƣợng rất cao. Đặc điểm này có cơ sở từ thói quen tƣ duy hình tƣợng của đồng bào Tây Nguyên, nghĩa là tƣ duy theo cách hình dung, cắt nghĩa đời sống bằng hình ảnh cụ thể. Xuất phát từ thói quen tƣ duy của đối tƣợng đƣợc miêu tả và ý thức con ngƣời viết mà ngôn ngữ trong sáng tác Y Điêng rất giàu hình ảnh so sánh. Trong tác phẩm của mình, Y Điêng thƣờng sử dụng thủ pháp so sánh khi miêu tả thiên nhiên và con ngƣời.
Trong văn học, cảnh vật thiên nhiên là nội dung, đồng thời là phƣơng tiện để biểu đạt thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đó là phông nền để nhân vật xuất hiện, để bộc lộ tâm tình, là bức tranh thiên nhiên “vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm” mà cái quan trọng là “cho ta cảm”.
Gió trong sáng tác của Y Điêng thật lạ. Khi là những cơn gió dữ dội “gió nhƣ con hổ giật mình cố chạy bán sống bán chết” [1,5] nhƣng cũng có lúc lại thật dịu dàng, êm ái, gây bao cảm xúc trong lòng ngƣời đọc “đột ngột nó quay về làng dìu dìu, lọt vào các khe hở của phên nhà nghe nhƣ ai thổi sáo vi vu, nhƣ ai đánh đàn môi” [1,6]. Trong Trung đội người Bahnar, gió cũng đƣợc miêu tả thật đặc biệt “gió nhƣ trải trên khắp mặt đất…gió nhẹ đều, gió nhẹ hơn cơm nếp” [6,42]. Bằng lối so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sánh tác giả đƣa chúng ta cảm nhận gió không chỉ bằng thị giác mà cảm nhận bằng cả vị giác để thấy cái dẻo, cái ngọt của gió. Khi sử dụng thủ pháp so sánh, điều quan trọng nhất là chuẩn so sánh và tƣơng quan so sánh. Nếu cái đƣợc so sánh và cái đƣa ra để so sánh khác loại thì phép so sánh càng bất ngờ và có hiệu quả cao. Y Điêng thƣờng sử dụng những hình ảnh so sánh rất quen thuộc, phổ biến trong đời sống của ngƣời dân miền núi. Cách thức so sánh là lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tƣợng. Hình ảnh so sánh “buôn làng căng nhƣ cái trống để gần lửa” [1,6] , tác giả đã tạo sự liên tƣởng so sánh khá bất ngờ nhƣng cũng rất đắt thể hiện đƣợc sự lo lắng, căng thẳng của buôn làng trong những ngày khắc nghiệt của nắng gió Tây Nguyên. Hay miêu tả âm thanh của máy bay “tiếng rú, tiếng gầm của nó nghe lần đầu nghe nhƣ ai đem dao lọc thịt sau lƣng vậy” [1,237]. Dùng hình ảnh “đem dao lọc thịt sau lƣng’ để mô tả âm thanh, nhà văn buộc ngƣời đọc phải huy động trƣờng liên tƣởng và cảm giác mới thấm thía nỗi đau của những con ngƣời nơi đây.
Để khắc họa cuộc sống của con ngƣời trong cảnh tối tăm, ngột ngạt của chế độ đế quốc thực dân, tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “dân làng thì nhƣ trong cái ché tối om” [1,19]; “con ngƣời sống trong vùng này nhƣ những hạt lúa, hạt bắp để trong bồ, có đi đâu đƣợc” [1,20]; “Ngƣời Ê đê phải là đàn chim Đrao giữa trời chứ không phải con cá nằm trong giỏ” [7.15]; “dân làng nhƣ ngồi trong ché, tối om và chật chội” [7,82]. Miêu tả sự độc ác của bọn thực dân đế quốc, tác giả đã so sánh chúng với những con vật dữ tợn “lũ lính Nhật, lũ phát xít chẳng khác gì bầy sói, lũ chim kền kền” [1,90]; “chúng nó đứng quanh hai ngƣời không khác gì bầy sói khi đã vật ngã đƣợc con mồi chúng ngồi chung quanh chờ con chó chúa đến mới ăn thịt” [6,104];
Con ngƣời là đối tƣợng chính của nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng. Khi miêu tả nhân vật - một trong những cách thức để khắc họa là miêu tả ngoại hình và nội tâm. Nhà văn Y Điêng rất chú trọng lựa chọn hình ảnh so sánh khi phác họa chân dung con ngƣời Tây Nguyên với những nét riêng không thể lẫn với những con ngƣời của những vùng miền khác. Những hình ảnh so sánh mà nhà văn sử dụng rất quen thuộc với đời sống và phù hợp với nếp nghĩ, nếp cảm của ngƣời dân Tây Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Miêu tả hình thức của những ngƣời thiếu nữ vùng Tây Nguyên, Y Điêng thƣờng sử dụng những so sánh quen thuộc mang phong vị ca dao hoặc có tính ƣớc lệ. Hãy xem nhà văn tả về Hơ Linh trong Chuyện trên bờ sông Hinh “khuôn mặt của Hơ Linh thì chị trăng cũng phải nghẹn, đôi mắt đón nắng sớm nhƣ hoa aring” [1,43]; “cái mặt của Hơ Linh thì hoa kơ tinh cũng phải thua” [1,47]; “cặp lông mày của cô nhƣ đôi chim én liệng xa, đôi môi nhƣ hoa sắp nở, bộ tóc trải dài nhƣ một tấm chăn mát mẻ” [1,87]. Trong Trung đội người Bahnar, H’Guê – cô chiến sĩ cách mạng trẻ tác giả đã sử dụng phép so sánh hơn để miêu tả vẻ đẹp của cô thiếu nữ mới lớn “thậm chí hoa đẹp nhất trong vùng cũng phải thua. Chim có tiếng hót hay ông bà nghe đều thua tiếng nói, tiếng cƣời của con gái mình” [6,183]
Cuộc sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên chi phối, ảnh hƣởng và hiện diện trong nếp sống, nếp nghĩ của họ. Trong sáng tác Y Điêng, thiên nhiên là chuẩn mực, là cơ sở để ca ngợi vẻ đẹp của con ngƣời. Nhà văn thƣờng so sánh vẻ đẹp của các thiếu nữ với những gì đẹp nhất của thiên nhiên. Lối so sánh của Y Điêng rất hồn nhiên mộc mạc, mang tính trực giác cao. Tính trực giác không làm vẻ đẹp trở nên dung tục mà để dễ chạm vào cảm giác và khơi đam mê, ngƣỡng mộ, ngỡ ngàng trƣớc những bông hoa đậm đà hƣơng sắc nơi rừng xa núi thẳm. Sử dụng hình ảnh so sánh, không chỉ khắc họa ngoại hình nhân vật mà còn khơi gợi, định hƣớng thái độ, tình cảm của độc giả đối với nhân vật.
Thủ pháp so sánh cũng đƣợc tác giả sử dụng trong miêu tả nội tâm nhân vật. Điều này mang đến sự “lạ hóa” độc đáo trong sáng tác của ông.
Bằng thủ pháp so sánh ông đã khắc họa khá thành công tâm trạng cuả Y Thoa với những chuyển biến tinh vi. Đó là sự tối tăm trong nhận thức khi anh còn ở buôn làng “Y Thoa thấy mình nhƣ ống tre vẫn còn hai mắt bịt kín lại” [1,175]. Khi đƣợc làm việc với các anh Cộng sản trong lòng anh đã có những biến chuyển đầu tiên “cái suy nghĩ của anh đã đƣợc mở ra một ít, một ít thôi, cái thấm cũng nhƣ giọt mƣa đầu mùa của miền đất đỏ cao nguyên” [1,184] và rồi để bật ra một hình ảnh so sánh đầy thú vị và chính xác “Thằng Tây nó nhƣ một bóng cây lớn mà dƣới cái tán của nó là miếng rẫy, là ngƣời Ê đê mình, bị tán cây lớn che không thể ngoi lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc. Bốn màu không đƣợc hƣởng bầu trời trong xanh, mùa mƣa thì từng giọt mƣa rơi làm trụi gốc rồi chết dần chết mòn đi. Muốn cho đám rẫy xanh tốt, chính ngƣời chủ phải đốn hoặc đốt dần từng năm. Cây lớn ấy chết đi thì các loại cây trồng mới vƣơn lên tắm ánh nắng, hƣởng gió lành và mƣa ngọt đâm chồi, ra hoa kết trái” [1,184]. Có thể nói, sự phát hiện và diễn tả cảm giác, cảm xúc của con ngƣời là một việc không dễ dàng và đơn giản. Bởi trong con ngƣời cảm giác, cảm xúc thƣờng đƣợc đan xen soi rọi, có khi soi rọi có khi trái ngƣợc nhau làm nên sự phức tạp, phong phú của nội tâm con ngƣời. Lối trần thuật giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh của Y Điêng đã góp phần gợi tả sâu sắc và tinh tế những trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Sự sâu sắc và tinh tế đó thuộc về tâm hồn nhà văn, sự linh hoạt, khéo léo trong lựa chọn và sử dụng ngôn từ, hình ảnh.
3.4.1.2. Nhân hóa
Trong sáng tác của Y Điêng ngoài so sánh, nhân hóa cũng đƣợc sử dụng khá nhiều. Điều này xuất phát từ đời sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; xa hơn nó cũng xuất phát từ cảm quan “vạn vật hữu linh” của con ngƣời Tây Nguyên. Phép nhân hóa ở đây mang dấu ấn con ngƣời Tây Nguyên rất rõ. Thiên nhiên cũng giống nhƣ con ngƣời, khi hiền hòa trong veo, có khi giận dữ cuốn phăng những thế lực hung tàn. Sự thân thiện giữa tự nhiên và con ngƣời cũng đƣợc thể hiện qua lối nói nhân hóa. Vạn vật luôn tồn tại trong mối quan hệ khăng khít với con ngƣời.
Hình ảnh những ngọn gió hung dữ đƣợc tác giả miêu tả với mọi cung bậc, mọi hoạt động nhƣ một con ngƣời khó tính “gió thổi thẳng tuột từ tây xuống đông, nhƣng cũng có lúc nó khó tính” [1,5]; “nó cũng có thể quay lại ngay, thế là nó đạp phá trong nhà, dỡ mái tranh. Chán chê rồi nó lƣợn sát bờ suối hoặc vùng thấp nào đó, hò lên đồi tranh, làm cho cỏ tranh hết đứng lên lại nằm xuống…Gặp cây gạo, cây bông gòn, bụi tre cao, chao ôi chúng đập ngọn cây ngả nghiêng…” [1,6]. Sự thân thiện của tự nhiên và con ngƣời cũng biểu hiện qua lối nhân hóa. Vạn vật luôn tồn tạ khăng khít trong mối quan hệ của con ngƣời. Trong không gian vui vẻ đầm ấm khi cả nhà đón ngƣời chồng, ngƣời cha đi phu trở về, ngọn lửa nhƣ chia vui cùng gia đình “Lửa bếp cháy sáng rực, ngọn lửa tƣng bừng nhảy múa” [1,25]. Cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiên nhiên qua phép nhân hóa cũng hiện lên thật ngộ nghĩnh “chung quanh chòi rẫy là những khóm dứa hé miệng cƣời tƣơi đỏ” [1,48]. …Bút pháp nhân hóa khiến con ngƣời nhƣ chạm vào cảnh vật, thấm thía đƣợc sự khăng khít giữa con ngƣời và thiên nhiên Tây Nguyên.
Cùng với phép so sánh, phép nhân hóa trong sáng tác Y Điêng mang đậm dấu ấn văn hóa cũng nhƣ tính cách của con ngƣời Tây Nguyên. Với thế giới quan thần linh chủ nghĩa, tự nhiên, thiên nhiên Tây Nguyên đều có hồn và nó là một thực thể không thể thiếu vắng trong đời sống của con ngƣời mà cuộc đời của họ gắn chặt với núi rừng. Nhờ có phép tu từ nhân hóa mà thiên nhiên Tây Nguyên đã trở nên sống động hấp dẫn, điều đó lột tả chính xác cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của ngƣời dân Tây Nguyên.