Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong sác tác củ aY Điêng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 40 - 45)

Là một ngƣời sinh ra và lớn lên trong không gian núi rừng mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, Y Điêng không chỉ đƣa không gian văn hóa ấy vào trong sáng tác của mình mà còn làm đƣợc một điều kì diệu: tinh lọc bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Nguyên, chọn lọc những nét tinh túy nhất để tái tạo một thế giới nghệ thuật đặc sắc. Văn hóa Tây Nguyên mang đến cho các tác phẩm nghệ thuật của Y Điêng nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn bởi tính kì lạ độc đáo và đậm chất nguyên sơ. Ngƣợc lại, chính các tác phẩm ấy đã làm hiện lên một cách khá hoàn chỉnh bức tranh văn hóa Tây Nguyên đa sắc màu và đậm chất nhân văn để ngƣời đọc có thể hiểu và yêu mến cuộc sống của con ngƣời nơi đây. Tác phẩm văn xuôi của Y Điêng chính là chiếc cầu nối để ngƣời đọc đến với một vùng văn hóa đặc sắc ở Việt Nam. Ở đó, chúng ta sẽ đƣợc tiếp xúc với một nền văn hóa vô cùng phong phú: sự hiền minh rừng, niềm kiêu hãnh của làng, sự huyền hoặc của cồng chiêng, sự linh thiêng của lửa, sự “ngọt ngào” của nƣớc, tính đa chức năng của nhà Rông, sự đa dạng của lễ hội …..

Rừng chính là bản nguyên của sự sống Tây Nguyên. Có thể nói, rừng là nơi bắt đầu mọi giá trị văn hóa. Nếu không hiểu rừng thì không hiểu gì về Tây Nguyên, con ngƣời Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên. Những cánh rừng bạt ngàn màu xanh, dập dìu mây trắng đã làm nên chất thơ cho những trang văn xuôi “gió rừng tràn xuống nghe man mát. Xa tít kia là rặng núi San xanh thẳm, tiếp dƣới chân là đồi cỏ tranh xanh non kéo dài về tận buôn làng. Con sông Hinh ngoằn ngoèo chạy lách qua các ngọn đồi, những dòng thác đều thở phì phò” [1,138]. Khi sáng tác về Tây Nguyên, Y Điêng luôn có ý thức xây dựng bức tranh văn hóa lấy rừng làm nền. Rừng hiện lên khá phong phú, sinh động, hấp dẫn trong sự gắn bó thân thiết với con ngƣời. Rừng còn là vũ khí đấu tranh lợi hại của bộ đội, dân làng “rừng là cả binh đoàn lính ta không tốn cơm gạo nuôi mà đánh đƣợc giặc” [6,215]. Dƣờng nhƣ rừng không phải là đối tƣợng miêu tả tồn tại bên ngoài mà luôn đồng hiện trong ý thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ thuật của nhà văn Y Điêng, bên cạnh ý thức về con ngƣời. Bởi vậy, rừng luôn là nhân vật chính trong thế giới nghệ thuật, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Rừng không chỉ là một phƣơng tiện nghệ thuật làm nổi bật con ngƣời; rừng còn là biểu tƣợng cho khát vọng tự do, cho sức mạnh vô biên của ngƣời Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành cũng đã phản ánh đƣợc sức mạnh của rừng, ý nghĩa của rừng trong đời sống cũng nhƣ trong chiến đấu của dân làng Xô Man. Hình ảnh cánh rừng xà nu đƣợc viết ra với một cảm hứng sử thi hoành tráng. Hoành tráng trong hình ảnh, với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của rừng núi – một rừng núi gợi nghĩ đến tổ quốc, dân tộc. Hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”, với “vô số những cây con đang mọc lên” bất chấp đại bác đêm qua lại bắn. Ta nghe thấy gì từ cái đƣợc Nguyên Ngọc gọi là “một vĩ thanh cứ xa mờ dần và và bất tận” ấy, nếu không phải là sức sống vô hạn và không thể gì tàn phá của một dân tộc thƣơng đau, là chiến thắng của tuổi trẻ, là lời hứa hẹn của tƣơng lai.

Bên cạnh rừng là làng – môi trƣờng văn hóa chính của ngƣời Tây Nguyên. Đối với Tây Nguyên, làng là tất cả. Là đất nƣớc, là quê hƣơng, là xã hội, là cộng đồng khăng khít và duy nhất. Toàn bộ đời sống của con ngƣời Tây Nguyên, vật chất và tinh thần đều gắn với làng. Hình ảnh làng Tây Nguyên in đậm dấu ấn trong lòng ngƣời đọc bởi diện mạo riêng của nó “những ngôi nhà sàn xúm xít bên nhau, nhìn xa xa nhƣ những bầy voi khổng lồ quần tụ bên bìa rừng. Mái nhà Rông cao vút lộng gió nhƣ con voi đầu đàn đầy dũng khí” [1,23]. Cuộc sống sinh hoạt trong làng buôn Tây Nguyên trong những trang văn luôn để lại những cảm xúc ngọt ngào của tình làng nghĩa xóm và thƣờng làm dấy lên những tình cảm yêu thƣơng. Yêu thƣơng vì ta đƣợc tiếp xúc với một cuộc sống thật đầm ấm, yên vui, thắm đƣợc tình ngƣời và đôi khi cũng xót xa trƣớc những nỗi buồn hủ tục. Và chính cuộc sống ấy đã tạo nên tình yêu làng thắm thiết “cũng vừa lúc này, những gì quen thuộc với buôn làng đến với H’Giang, từ con suối, đƣờng rẫy cây đổ kiến vàng. Những bóng cây trên đƣờng rẫy sau khi đi làm cỏ về cùng bạn bè ngồi thổi kèn…Cứ từng mùa, từng mùa chúng về với H’Giang, trói H’Giang lại với buôn làng của mình” [4,62]. Những trang văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viết về Tây Nguyên mang đến cho ta những tập tục lạ của làng. Đó là tục nối dây chuê nuê, tục ở rể, con cái lấy họ mẹ qua Chuyện trên bờ Sông Hinh. Với H’Giang, tác giả lại đem đến cho ta biết đến một điều lạ trong phong tục hôn nhân của ngƣời Ê đê, đó là con cô, con cậu có thể lấy nhau: H’Giang con cô, lấy Ma Soa con cậu. Khi làm lễ cƣới “trai chân trái, gái chân phải đè lên chiếc rìu sắt” [4,238]. Chiếc rìu sắt tƣợng trƣng cho sự chắc chắn, vững bền. Với hành động ấy họ mong cho tình cảm lứa đôi luôn bền vững. Nói đến văn hóa làng là nói đến tập quán của làng. Không giống nhƣ Tô Hoài, Cao Duy Sơn, Đoàn Lƣ viết nhiều về hủ tục tối tăm của ngƣời dân tộc thiểu số vùng cao; Y Điêng và các nhà văn viết về Tây Nguyên khác nhƣ Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh lại rất ít phản ánh những “tục lệ đen” của ngƣời Tây Nguyên mà chủ yếu nói lên mặt tốt đẹp trong đời sống văn hóa làng. Qua những trang viết của Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ, chúng ta thấy hiện lên một cách khốc liệt những hủ tục của làng bản ở vùng núi Tây Bắc nhƣ tục cho vay nặng lãi, tục cúng trình ma, tục cƣớp vợ…Còn đọc những sáng tác của Y Điêng, chúng ta thấy ít những hủ tục đƣợc đề cập, có chăng chỉ là tục cúng bái, ma lai đƣợc ông miêu tả sơ lƣợc trong Chuyện trên bờ Sông Hinh. Có thể thấy có bao điều kì thú trong những buôn làng nhỏ bé của ngƣời Tây Nguyên. Ở đó, có tình cảm mộc mạc mà chân thành. Ở đó, có sự tƣơng trợ nhau một cách vô tƣ trong cuộc sống. Ở đó, có sự thăng hoa của tình làng trong mùa lễ hội. Ở đó, có bao phong tục độc đáo, tốt đẹp nhƣng cũng có một vài những câu chuyện đau lòng từ những hủ tục. Nhƣng bao trùm nhất vẫn là những mối quan hệ tốt đẹp hài hòa giữa ngƣời với ngƣời.

Cồng chiêng chính là hồn thiêng của núi rừng Tây Nguyên. Tiếng nói của cồng chiêng chính là tiếng nói của tâm linh, điệu thức, tiềm thức, niềm tin và cả nỗi sợ hãi của ngƣời Tây Nguyên. Đối với ngƣời Tây Nguyên, giá trị vật chất không quan trọng bằng giá trị tinh thần. Trong một năm ngƣời Tây Nguyên bỏ ra ba đến bốn tháng để chơi. Những cuộc chơi ấy liệu có vui không khi không có âm nhạc, không có cồng chiêng? Trong sáng tác của Y Điêng, trên vùng đất cao nguyên mênh mông gió là mênh mang tiếng cồng chiêng, thâu đêm suốt tháng, suốt cả hai mùa mƣa nắng, đậm đặc mùa “ăn năm uống tháng”. Tiếng cồng chiêng nhƣ lời thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thầm của núi rừng, lời giục giã của thác nƣớc, lời thôi thúc mời gọi của suối chảy, tiếng ru da diết của mẹ, tiếng réo rắt của lứa đôi, tiếng nỉ non của một tâm hồn vừa siêu thoát…Tất cả khuấy động lòng ngƣời, xao xuyến một điều gì đó vừa cụ thể vừa mơ hồ, vừa gần gũi vừa xa xăm đến tận miền sâu kí ức. Cồng chiêng là hồn thiêng của núi rừng, nó mang tâm thức cá nhân hòa với tâm thức cộng đồng, nó xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong đời sống ngƣời dân Tây Nguyên “mùa này làng nào cũng rộn lên tiếng chiêng chống của lễ ăn năm uống tháng…Tiếng chiêng trống đuổi nhau hết ngọn núi này sang khu rừng khác, đến các buôn làng lân cận” [1,130]. Âm thanh của cồng chiêng không chỉ xuất hiện trong những lễ hội, những ngày vui của dân làng mà nó gắn với cả những đau thƣơng, mất mát với những cảnh ma chay trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên. Là tiếng nói của truyền thống, là lời hiệu triệu của tinh thần bất khuất, cồng chiêng thúc giục trai làng đứng lên giết giặc “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên….ai không có thì vót chông! Tiếng chiêng nổi lên” [1,234]. Tiếng chiêng đã thay thế tiếng kèn xung trận mà ta vẫn thƣờng nghe khi tái hiện những cuộc chiến ngày xƣa. Có thể nói, âm thanh của cồng chiêng đã ăn vào máu thịt của ngƣời Tây Nguyên. Dẫu sự biến đổi văn hóa có mạnh mẽ đến thế nào đi chăng nữa thì trong tiềm thức của họ, cồng chiêng vẫn nhƣ ngọn lửa nhà Rông âm ỉ cháy. Cồng chiêng là hồn thiêng của núi rừng, nó mang theo tâm thức cá nhân hòa chung vào tâm thức cộng đồng; nó là thực đấy mà hƣ đấy; nó là nƣơng rẫy trĩu hạt, hƣơng hoa thơm ngát của núi rừng, bất tận không gian, miên man thời gian từ thủa Đam San đến thời Y Thoa, H’Giang..và bao nhiêu tinh hoa núi rừng khác.

Bến nƣớc – báu vật của buôn làng. Nếu nhà Rông là không gian trung tâm của sinh hoạt cộng đồng thì bến nƣớc trƣớc hết là không gian sinh hoạt vật chất của dân làng. Không chỉ là vật chất, sự gắn bó máu thịt đã nâng bến nƣớc thành tâm linh, thành văn hóa – văn hóa bến nƣớc. Cũng nhƣ các dân tộc khác, bến nƣớc tƣợng trƣng cho tình ngƣời bất tử của dân làng Tây Nguyên. Bến nƣớc do đó là báu vật linh thiêng của làng. Nó là nét trữ tình trong bức tranh của làng “suối trong hết làm cái gƣơng cho lá cây, lại làm cho các chiến sĩ soi mình…..Dòng nƣớc trải lên mặt đá nhƣ ai rải một lớp thủy tinh trong tan tỏa khắp lƣng đá…” [6,15]. Nếu lửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tƣợng trƣng cho ý chí, dũng khí của ngƣời Tây Nguyên thì bến nƣớc chính là sự dịu ngọt tâm hồn, là nguồn mạch dạt dào của trái tim. Âm thanh gợi nhớ là tiếng chiêng, hình ảnh gợi nhớ là bến nƣớc. Bến nƣớc là bến tình bến nghĩa, là nơi hò hẹn, gửi gắm tình yêu “từ ngày có đơn vị về đây, khúc suối này trở thành bến tình bến nghĩa giữa đơn vị và nhân dân làng Đê Ka, nhất là các cô gái trẻ làng Đê Ka…” [6,15]. Bến nƣớc là tâm hồn dịu mát khi hè về, là hơi ấm khi đông đến “Bến nƣớc này trƣớc kia do ngƣời làng chăm sóc. Nó rất hiền, mùa hè đem cái mát, mát lạnh nó cho hơi ấm dân làng” [6,138]. Từ bến nƣớc con ngƣời Tây Nguyên đã tạo dựng đƣợc một cuộc sống “mát rƣợi tình ngƣời”. Đó là tình yêu lứa đôi nảy nở trên bến nƣớc; đó là câu hát giao duyên có tiếng nƣớc làm nhạc đệm. Đó là tình làng đƣợc bến nƣớc vỗ về từ thủa ấu thơ và đƣợc rửa sạch bụi bẩn của thời gian trong suốt một đời ngƣời….

Những lễ hội – sắc màu độc đáo của Tây Nguyên cũng đƣợc nhà văn đƣa vào trang viết của mình làm nổi bật lên văn hóa độc đáo của Tây Nguyên. Có thể nói, không nơi đâu, không dân tộc nào trên đất nƣớc Việt Nam lại có đƣợc đời sống lễ hội phong phú nhƣ ở Tây Nguyên. Lễ hội Tây Nguyên diễn ra quanh năm nhƣng tập trung nhất vào thời gian nghỉ ngơi giữa hai mùa vụ, ngƣời Tây Nguyên gọi là mùa “ăn năm uống tháng”. Lễ hội đƣợc xem là lớn nhất ở Tây Nguyên là lễ Pơ thi – tức lễ bỏ mả “mùa này là mùa của ăn năm uống tháng, ngày ăn Pơ thi nhà mồ, là lúc nam nữ múa soang đẹp nhất” [6,11]. Một nghi lễ rất quan trọng ở Tây Nguyên là lễ cúng bến nƣớc. Với vai trò to lớn của bến nƣớc, sau mùa thu hoạch lúa, ngƣời Tây Nguyên tổ chức lễ cúng này. Đây là một lễ hội rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ để tạ ơn thần nƣớc đã phù hộ cho dân làng đƣợc khỏe mạnh, no ấm mà còn cầu xin năm tới luôn có đƣợc nguồn nƣớc tốt, dân làng đƣợc khỏe mạnh, làm ăn no đủ…Họ chuẩn bị rất công phu cho lễ hội này “con trai lo sửa lại sạp nhà, hiên nhà, làm cột đâm trâu. Các cô gái lo kiếm củi, giã gạo, hái lá chuối để gói cơm…họ còn sửa soạn đón các trai gái làng khác đến dự hội” [1,197]…Dù miêu tả chi tiết hay sơ lƣợc, ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc nét chung nhất của các lễ hội Tây Nguyên ở tình cảm đắm đuối, chan hòa và hết mình của ngƣời Tây Nguyên với những lễ hội của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân tộc mình. Đời sống lễ hội Tây Nguyên trong sáng tác của Y Điêng không đƣợc phản ánh một cách chi tiết nhất do đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng nhờ những chi tiết có tính điển hình ấy mà ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc đời sống lễ hội và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của nó. Không nhƣ lễ hội ở vùng núi phía Bắc, có sự phân chia giai cấp, sự phân chia giai cấp làm cho nhiều lễ hội thấm đẫm nƣớc mắt và điều này vốn không thuộc bản chất của lễ hội. Trong khi đó ở Tây Nguyên vẫn là xã hội cộng đồng, không có sự phân biệt giai cấp. Lễ hội Tây Nguyên qua sáng tác của Y Điêng còn mang tính hồn nhiên, giao hòa với trời đất, thần linh, chƣa phải nếm trải mùi cay đắng của sự sang – hèn, giàu – nghèo. Qua một số lễ hội có đƣợc, chúng ta thấy hiện lên một lẽ sống cao đẹp, một cuộc sống hồn nhiên đậm tính nhân văn, một ý thức cộng đồng ngây thơ của những con ngƣời sống vào “thời thơ ấu của nhân loại”

Dù không phản ánh một cách đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ đời sống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên, nhƣng những gì mà nhà văn Y Điêng đem đến cho chúng ta thật sự làm hiện lên một diện mạo văn hóa hết sức độc đáo ở Tây Nguyên. Thiên nhiên và cuộc sống Tây Nguyên là cái nôi sinh thành những tác phẩm hào hùng, trữ tình lắng đọng những giá trị văn hóa. Sự bí ẩn của rừng, sự kì lạ của đời sống tâm linh, âm thanh kì diệu của cồng chiêng, tính trữ tình của bến nƣớc, sự độc đáo của các lễ hộị đã thực sự cuốn hút mãnh liệt nhà văn Y Điêng, và những sáng tác của ông do đó đã mang đậm hơi thở của núi rừng Tây Nguyên. Qua những trang văn viết về Tây Nguyên của ông, ngƣời đọc nhƣ đƣợc đắm mình trong một dòng chảy văn hóa mà nguồn mạch của nó là núi rừng bao la, hùng vĩ, qua đó thể hiện tình yêu quê hƣơng, lòng tự hào sâu sắc về những giá trị văn hóa đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên trong tâm hồn nhà văn. Chúng ta khẳng định bản sắc văn hóa Tây Nguyên làm nên vẻ đẹp độc đáo cho tác phẩm và cá tính sáng tạo đặc sắc cho nhà văn Y Điêng.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)