Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm khi nhà văn bắt tay vào sáng tác, toàn bộ chất liệu sống ngổn ngang, bề bộn đòi hỏi phải có một hình dáng, một tổ chức hợp mục đích và hợp lý tối đa của chúng. Và qua quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn, kết cấu đã ra đời nhƣ một cách tổ chức lại cốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truyện, sắp xếp, bố trí các nhân vật, sự kiện, chi tiết ….sao cho tạo ra đƣợc một hình thức văn bản nghệ thuật có khả năng thể hiện tối ƣu nhất chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm “Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó” [23,296]
Chúng ta đều biết kết cấu luôn luôn là phƣơng diện tổ chức hình tƣợng nghệ thuật và khái quát tƣ tƣởng – cảm xúc. Đối với hệ thống hình tƣợng nhân vật trong sáng tác của Y Điêng, chịu ảnh hƣởng từ khung hƣớng sử thi, loại hình kết cấu phân tuyến – đối lập đã xuất hiện ở tất cả các tác phẩm của ông, tổ chức hệ thống nhân vật thành hai tuyến, đặt chúng vào quan hệ đối lập để loại trừ nhau một mất một còn. Sáng tác của Y Điêng thuộc thể tài lịch sử - dân tộc, lấy xung đột chiến tranh làm đối tƣợng phản ánh trung tâm. Do dó, kết cấu phân tuyến đối lập với việc lấy mâu thuẫn đối lập giữa hai tuyến nhân vật chính diện, phản diện để khái quát xung đột về lý tƣởng, nhân cách và lẽ sống.
Hệ thống nhân vật chính diện trong sáng tác Y Điêng đều là những con ngƣời lý tƣởng ở phẩm chất chính trị. Họ là những anh hùng của cộng đồng đóng vai trò nêu gƣơng cho quần chúng trong chiến đấu và lao động. Đó là những nhân vật mang phẩm chất lý tƣởng nhƣ Y Thoa, H’Linh, Trần Đƣợc, Trần Cao, Y Sai, bác Ma Thao trong Chuyện trên bờ Sông Hinh. Họ là những ngƣời mang trong mình lý tƣởng lớn của cả dân tộc và thời đại không cam chịu áp bức, bóc lột đã đứng dậy đấu tranh anh dũng. Còn với Trung đội người Bahnar trong tác phẩm cùng tên – họ là những chiến sĩ trẻ mang nhiệt huyết của những con ngƣời sẵn sàng đi đến mọi miền của tổ quốc, để chiến đấu, để đấu tranh giải phóng mọi buôn làng dƣới sự cùm kẹp của đế quốc. Đó còn là H’Guê, bác Ma Hinh, Y Thanh – những ngƣời con của buôn làng tham gia kháng chiến, phối hợp cùng trung đội ngƣời Bahnar lập nên những chiến công hiển hách.
Hệ thống hình tƣợng trong những sáng tác của Y Điêng đã đƣợc phân chia thành hai tuyến và đƣợc đặt vào tƣơng quan đối kháng. Nếu hệ thống nhân vật chính diện mang nhân cách cao đẹp và lý tƣởng tiên tiến thì hệ thống nhân vật phản diện lại đóng vai trò phản đề nhƣ bóng tối xuất hiện để tôn vinh ánh sáng. Trong mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hình thế giới phân cực ấy, thế giới nhân vật đƣợc phân tuyến rành mạch. Cấu trúc nhân cách của mỗi loại nhân vật chính diện hay phản diện đều mang những phẩm chất cố định, bất biến. Và trong kết cấu nghệ thuật này, mỗi loại nhân vật lại đóng vai trò của mình khi tham gia xung đột chiến tranh hay xung đột xã hội. Nếu nhân vật chính diện đóng vai trò ngƣời anh hùng thì nhân vật phản diện đóng vai trò ngƣời chống đối. Nếu nhân vật chính diện mang chức năng nêu gƣơng thì nhân vật phản diện lại thực hiện chức năng vật tƣơng phản. Với sự đối lập về vai trò và chức năng ấy, nhân vật chính diện và phản diện gặp gỡ và xung đột với nhau trong cuộc đối đầu lịch sử. Và đây cũng là cuộc đối đầu về lý tƣởng: cách mạng và phản cách mạng; đối đầu về nhân cách: cao cả và thấp hèn…Trong cuộc đối đầu lịch sử ấy, cái cao cả, cái tiến bộ đã chiến thắng cái phản động, bảo thủ, thấp hèn. Từ cuộc đối đầu lịch sử này, dòng lịch sử vận động và đi về phía tƣơng lai tƣơi sáng.
Trong Lửa trong tay chúng tôi, hai tuyến nhân vật cách mạng và phản cách mạng đƣợc xây dựng trong thế đối kháng. Một bên là tuyến nhân vật nhƣ bác a ma Ka, a ma Tƣ…đảm nhận vai trò ngƣời anh hùng với chức năng nêu gƣơng, một bên là tuyến nhân vật phản Cách mạng nhƣ Y Măn, Y La..chúng thực hiện vai trò kẻ chống đối và chức năng nhân vật tƣơng phản của những tấm gƣơng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này, những kẻ chống đối càng hung hãn, thâm độc, tàn bạo bao nhiêu, sự chiến thắng của những ngƣời anh hùng càng càng có ý nghĩa to lớn bấy nhiêu. Nhân cách đê hèn bẩn thỉu của chúng trở thành vật tƣơng phản để nhân cách cao đẹp của ngƣời Cộng sản sáng ngời
Đó còn là kết cấu phân tuyến đối lập giữa hai bức tranh xã hội trƣớc và sau cách mạng; cuộc sống thanh bình nhộn nhịp của những ngày tự do và sự tù túng ngột ngạt dƣới sự cai trị của bọn đế quốc thực dân đã đƣợc chúng tôi trình bày kĩ trong phần bức tranh hiện thực Tây Nguyên.