Văn học là sự cảm nhận và nghiền ngẫm về thế giới và con ngƣời. Không gian và thời gian nghệ thuật chính là hình thức để con ngƣời cảm thụ thế giới và về chính mình. Văn học thuộc loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tƣợng của nó tồn tại trong không gian và mở dần ra theo thời gian. “Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới hiện thực chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, và cũng nhƣ thế, thế giới nghệ thuật cũng chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật” [41]. Với thời gian, hình tƣợng nghệ thuật sẽ dần hiện lên một cách đầy đủ và trọn vẹn. Và cũng chỉ bằng thời gian, ý đồ nghệ thuật của tác giải, nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm mới đƣợc bộc lộ rõ ràng nhất. Cũng nhƣ không gian, thời gian trong nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và là thời gian tâm lý, tâm trạng nên nó có thể trôi đi nhanh hoặc chậm, tác giả có thể dồn nén hay kéo căng thời gian để phục vụ cho những chiều suy tƣởng của tác giả, nhân vật và ngƣời đọc. Điều này cho phép nhà văn khắc phục hạn chế thời gian vật lý giúp ngƣời đọc đến đƣợc với những chiều thời gian có thể rất xa với hiện tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nhận thấy rằng hầu hết các sáng tác của Y Điêng đều mang tính chất của tác phẩm kí, yếu tố sự thực đời sống là chất liệu quan trọng để xây dựng nên những tác phẩm của ông, do đó kiểu thời gian lịch sử - sự kiện vẫn là kiểu thời gian chủ đạo và duy nhất. Hệ thống sự kiện của cốt truyện đƣợc triển khai theo dòng thời gian tuyến tính với trình tự tuần tự đầu – cuối, trƣớc – sau. Không có sự đồng hiện, đảo lộn, chồng chéo thời gian nhƣ các tác phẩm sau 1975, trong kiểu thời gian lịch sử xảy ra những chuỗi sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh sống còn và đến con đƣờng đi tới hạnh phúc, độc lập, tự do của cả dân tộc nhƣ Cách mạng tháng Tám, chiến tranh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…Kiểu thời gian nghệ thuật này trong sáng tác của Y Điêng mang đặc điểm: thời gian nghệ thuật gắn bó và song trùng với từng chặng đƣờng cách mạng của dân tộc; thời gian chất chứa các sự kiện trọng đại; thời gian vận động nhanh, gấp gáp, liền mạch từ hiện tại mở ra hai chiều quá khứ và tƣơng lai.
Chỉ cần điểm qua những sáng tác của Y Điêng chúng ta thấy rõ những đặc điểm trên: thời gian lịch sử của Chuyện trên bờ Sông Hinh là khoảng thời gian lịch sử từ những năm tháng đen tối đến Cách mạng tháng Tám long trời lở đất; thời gian trong Trung đội người Bahnar, Ông già K’Rao là thời gian đồng bào Tây Nguyên chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ; thời gian nghệ thuật trong Người buôn Tría là thời gian xây dựng Xã hội Chủ nghĩa….
Thời gian trong các tác phẩm của ông thiên về thời gian tuyến tính, vẫn có sự giao thoa giữa các chiều thời gian, nhƣng chủ yếu sự kiện xảy ra theo trình tự của thời gian thực tế. Trong Chuyện trên bờ sông Hinh, nhà văn đã sử dụng rất nhiều trạng từ chỉ thời gian cụ thể nhƣ “mùa hè 1942”, “Tháng ba năm 1945”, “trong những ngày đầu tháng ba năm một nghìn chín trăm bốn lăm” rồi “ngày chín tháng ba năm một ngàn chín trăm bốn lăm”, “1947”…việc tổ chức thời gian cụ thể nhƣ vậy đã góp phần làm câu chuyện trở nên rõ ràng, từ đó tăng sức thuyết phục cho ngƣời đọc. Các truyện của Y Điêng là các chuyện xảy ra trong một thời gian nhất định, xác định. Chính điều này làm tăng giá trị phản ánh hiện thực của truyện, song song với nó là giá trị tƣ tƣởng cũng tăng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và trong kiểu thời gian lịch sử này, con ngƣời sống trong hiện tại có ý thức hƣớng về quá khứ của dân tộc để cảm nhận sức mạnh truyền thống , luôn hƣớng tới tƣơng lai với bao mơ ƣớc đẹp đẽ. Hiện tại không chỉ là hiện tại mà là sự tiếp nối quá khứ oai hùng. Thời gian hiện tại là thời gian cơ bản của loại truyện này. Đó là thời gian các nhân vật sống, tồn tại, hoạt động. Thời gian mà các sự kiện liên tiếp diễn ra..nhƣng thời gian hiện tại không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều nhân quả. Để cho câu chuyện hiện lên một cách sinh động nhất, tác giả dẫn dắt ngƣời đọc đến với những điểm nhìn thời gian khác nhau. Có những truyện, thời gian hiện tại đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện trở về thời gian quá khứ, nhƣ tác phẩm Lửa trong tay
chúng tôi. Ở đây thời gian quá khứ chồng lên thời gian hiện tại. Thời gian đồng hiện
trong tác phẩm này đã giúp ngƣời đọc đến với nhiều không gian khác nhau, tiếp xúc đƣợc với nhiều phận đời, cảm nhận đƣợc nhiều nét tính cách trong một hình tƣợng nhân vật do đó sự suy tƣởng về tác phẩm trở nên sâu đậm hơn. Thời gian trong sáng tác của Y Điêng là dòng sông lịch sử không bao giờ đứt quãng. Quá khứ của dân tộc tiếp sức và là điểm tựa cho chúng ta trong hiện tại. Từ hiện tại, đồng bào Tây Nguyên vƣợt qua đau thƣơng và gian khổ tin tƣởng vào tƣơng lai tốt đẹp.
Thời gian tƣơng lai tuy xuất hiện ít nhƣng nó cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong tác phẩm của ông. Đó có thể là thời gian tƣơng lai gần với những đổi thay chóng mặt, đáng tự hào của buôn Triết trong Người buôn Tría đem lại cuộc sống ấm no cho ngƣời dân “trong đó vùng buôn Triết của chúng ta sẽ trở thành một trong những công trƣờng lớn của tỉnh nhằm biến vùng này thành vựa thóc, bãi ngô của cả tỉnh đó” [7,39]. Mong ƣớc của anh Siu Nay trong Trung đội người Bahnar về một ngày hòa bình đƣợc trở về làng Đê Ka đầy tình nghĩa, nơi đã bao bọc cả trung đội anh trong những ngày đầy khó khăn vất vả “ƣớc ao sau này khi đất nƣớc hết kẻ xâm lƣợc, anh sẽ ở lại làng Đê Ka này, cùng với dân làng, cùng cô Xuân sẽ đi thăm một số vùng đất xa xôi ấy” [1,52]. Thời gian tƣơng lai có khi không đƣợc biểu thị bằng những trạng từ chỉ thời gian mà qua những nhân vật thuộc thế hệ măng non. Đây chính là những cây “xà nu non” tràn đầy nhựa sống sẽ vƣơn đến bầu trời đầu cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rộng của cuộc sống tự do sau này. Với họ một tƣơng lai tƣơi sáng chắc chắn sẽ đến. Khác với thời gian tƣơng lai của các tác phẩm văn học hiện thực phê phán thƣờng “tối đen nhƣ mực”, thời gian tƣơng lai trong văn học Cách mạng là một khoảng trời xanh mênh mông đầy gió và nắng.
Nhịp độ thời gian là một trong những yếu tố quan trong để tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Thời gian trôi đi chậm chậm đều đều sẽ tạo nên cảm giác nhàm chán đối với ngƣời đọc. Để tái hiện cuộc sống, cuộc chiến đấu đầy thăng trầm của ngƣời Tây Nguyên, Y Điêng đã tạo những nhịp thời gian nhanh chậm khác nhau. Trong nhịp thời gian căng thẳng của những giây phút hệ trọng nhƣ bác ama Tƣ, ông ama Bô - trƣởng buôn và ama Điết bị bọn tay sai bắt tra tấn trong Lửa trong
tay chúng tôi; giây phút H’Giang bị giặc bắt trong Hơ Giang; giây phút mí H’Linh
phải uống rƣợu để chứng minh gia đình mình trong sạch…Tính cách kiên cƣờng, anh hùng của nhân vật đƣợc bộc lộ rõ nhất. Cùng với việc kéo căng, tác giả cũng dồn nén thời gian để thu ngắn khoảng cách giữa hiện thực và nghệ thuật, để tái hiện cả một cuộc đời trong một và dòng trần thuật nhƣ cuộc đời của anh Siu Nay của H’Guê…chỉ có dồn nén thời gian nhƣ vậy, nhân vật mới có thể hiện lên trọn vẹn nhất.
Với kết cấu văn bản nghệ thuật trong loại hình kết cấu lịch sử - sự kiện của sáng tác theo khuynh hƣớng sử thi giai đoạn 1945 – 1975, chúng tôi thấy mối quan hệ giữa thời gian cốt truyện và thời gian tự sự đƣợc xây dựng theo mô hình nghệ thuật làm nổi bật thời gian tuyến tính sau đây:
Bảng 3.3 Tên tác phẩm Thời gian cốt truyện Thời gian trần thuật Ngƣời kể chuyện ở ngôi I - III
Diễn tiến thời gian theo trật tự tuyến tính Hiệu quả nghệ thuật đạt đƣợc Chuyện trên bờ Sông Hinh
Hiện tại Hiện tại III *Sự kiện 1(thắt nút)
Y Thoa, H’Linh và đồng bào đau thƣơng trong cƣờng quyền và thần quyền *Sự kiện 2 (phát triển) Kết cấu thời gian theo trật tự niên biểu Tính thời sự của tác phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Y Thoa và H’Linh vƣợt qua khó khăn, giác ngộ cách mạng *Sự kiện 3 (đỉnh điểm)
Y Thoa tham gia cách mạng, đi theo kháng chiến
H’Linh tham gia vào đội du kích
Chống lại sự cùm kẹp của bọn thực dân
*Sự kiện 4 (mở nút)
Chiến thắng, Y Thoa và H’Linh gặp lại nhau cùng đứa con
Tƣ thế áp sát hiện thực của nhà văn Thời gian tuyến tính truyền thống theo khuynh hƣớng sử thi 1945 - 1975 Trung đội ngƣời Bahnar
Hiện tại Hiện tại III *Sự kiện 1 (thắt nút)
Làng Đê ka đón Trung đội ngƣời Bahnar về cùng chiến đấu và sản xuất
*Sự kiện 2 (phát triển)
Tình cảm giữa dân làng Đê ka và đặc biệt là của các cô gái với các chiến sĩ trong trung đội
*Sự kiện 3 (đỉnh điểm)
Trung đội chia tay với dân làng đi giải phóng những vùng đất mới
Phối hợp với đồng bào các buôn Gia Rá, Phê Prí tiến hành đấu tranh chống bọn Mĩ ngụy *Sự kiện 4 (mở nút)
Chiến thắng của trung đội và dân làng
Sự tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng Kết cấu thời gian theo trật tự niên biểu Tính thời sự của tác phẩm Tƣ thế áp sát hiện thực của nhà văn Thời gian tuyến tính truyền thống theo khuynh hƣớng sử thi 1945 - 1975
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
K’Rao Cuộc sống của buôn làng dƣới
sự cùm kẹp của Mĩ Ngụy *Sự kiện 2 (phát triển)
Ông già K’Rao cùng buôn làng họp bàn để đứng lên đấu tranh
*Sự kiện 3 (đỉnh điểm)
Dân làng dƣới sự lãnh đạo của ông già K’Rao phối hợp cùng bộ đội đứng lên đấu tranh phá ấp chiến lƣợc *Sự kiện 4 (mở nút) Chiến thắng gian theo trật tự niên biểu Tính thời sự của tác phẩm Tƣ thế áp sát hiện thực của nhà văn Thời gian tuyến tính truyền thống theo khuynh hƣớng sử thi 1945 - 1975 Ngƣời buôn Tría
Hiện tại Hiện tại III *Sự kiện 1 (thắt nút)
Sự bỏ trốn của Hlônh khỏi công trƣờng xây dựng
*Sự kiện 2 (phát triển)
Y Tiếp đến buôn Triết của Hlônh để tìm hiểu nguyên nhân
*Sự kiện 3 (đỉnh điểm)
Y Tiếp đƣợc nghe các cụ buôn Tría nói về những đổi thay của buôn Tría trong công cuộc xã hội chủ nghĩa
Biết đƣợc nguyên nhân Hlônh sợ nƣớc và tìm cách tháo gỡ *Sự kiện 4 (mở nút)
Hlônh trở lại công trƣờng làm việc, khắc phục nỗi sợ của mình Kết cấu thời gian theo trật tự niên biểu Tính thời sự của tác phẩm Tƣ thế áp sát hiện thực của nhà văn Thời gian tuyến tính truyền thống theo khuynh hƣớng sử thi 1945 - 1975 Lửa trong tay chúng
Hiện tại Hiện tại I *Sự kiện 1 (thắt nút)
Buôn làng dƣới sự cùm kẹp của bọn đế quốc
Kết cấu thời gian theo trật tự niên biểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tôi *Sự kiện 2 (phát triển)
Bác ama Tƣ, ama Ka, bác trƣởng buôn tìm cách liên lạc với bộ đội để giải phóng buôn làng
*Sự kiện 3 (đỉnh điểm)
Bọn địch bắt bác ama Tƣ, bác trƣởng buôn và anh ama Điết tra tấn dã man
*Sự kiện 4 (mở nút)
Buôn làng phối hợp cùng bộ đội đứng lên đấu tranh, chống lại bọn Mĩ ngụy giải thoát cho những ngƣời bị bắt
Có sự chuyển đổi, ngôi kể, điểm nhìn linh hoạt
Có thể nói, thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Y Điêng nằm trong hệ thống thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi 1945 – 1975 với một loạt tác giả nhƣ Nguyễn Minh Châu (Dấu chân người lính), Phan Tứ (Mẫn và Tôi), Anh Đức
(Hòn đất). Cùng viết về đề tài miền núi nhƣng với cảm hứng thế sự đời tƣ, thời gian
nghệ thuật trong sáng tác của Cao Duy Sơn lại mang những đặc điểm riêng khác biệt không thể trộn lẫn. Đó là sự xuất hiện của thời gian tâm lý, khi xây dựng thời gian tâm lý, điểm nhìn đƣợc di chuyển vào bên trong nhân vật. Nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, thế giới bên trong đƣợc soi rọi và câu chuyện có chiều sâu tự ý thức. Con ngƣời tự nhận thức thể hiện chiều sâu mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Nó gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị cá nhân và chứng tỏ sự vận động, phát triển của văn học: Từ mô tả quá trình nhận thức đến phản ánh quá trình nhận thức của con ngƣời. Nhân vật từ chỗ nhận thức, đánh giá thế giới và mọi ngƣời xung quanh, dần đi đến chỗ tự quan sát, khám phá, phân tích nội tâm bản thân.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Y Điêng mang nhiều giá trị biểu hiện và ý nghĩa khác nhau trong đó yếu tố thể hiện giá trị văn hóa và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tính cách con ngƣời Tây Nguyên cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của cảm hứng sử thi đã chi phối mạnh mẽ cách tạo dựng bức tranh thế giới của nhà văn.