Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 70 - 77)

Theo Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử thì “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tƣợng trƣng của tác giả” [41,86]. “ Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống ….Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, đƣợc biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tƣợng không gian” [41,87]. Thông qua việc khảo sát các kiểu loại không gian nghệ thuật trong một tác phẩm, chúng ta sẽ nhận biết đƣợc quan niệm thẩm mĩ, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Hơn thế nữa, qua sự đặc sắc phong phú của các kiểu loại không gian nghệ thuật, ngƣời đọc nhận ra cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn

Có thể dễ dàng nhận ra một màu sắc riêng của không gian nghệ thật trong các tác phẩm của Y Điêng. Nó chứa đựng, cảm xúc, tâm tƣởng của nhà văn; đồng thời cũng mang dấu ấn của núi rừng, sông suối Tây Nguyên. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Y Điêng khá phong phú và đa dạng. Đó là không gian thiên nhiên, không gian xã hội, không gian tâm trạng…Vớii không gian rộng lớn của núi rừng, không gian mát lành của dòng suối, không gian nƣơng rẫy với cuộc sống lao động, không gian sinh hoạt phong tục phong phú…

3.3.1.1. Không gian thiên nhiên đa sắc thái

Đây là kiểu không gian thiên nhiên xuất hiện nhƣ một khách thể thẩm mĩ đƣợc miêu tả bằng bút pháp vừa lãng mạn vừa hiện thực với nguyên tắc tƣơng phản xuất hiện ở hai dạng thức sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, không gian thiên nhiên khắc nghiệt đƣợc miêu tả với bút pháp hiện thực và đậm chất tiểu thuyết. Đó là hình ảnh cánh rừng với “gió và nắng quyện vào nhau, nóng hừng hực, cỏ cây xơ xác, nƣớc không trông thấy..gió thở càng lạnh và khô, không khốc…Những ngọn cây, chùm hoa không còn soi bóng nữa. Ngọn cây hết cúi xuống lại ngẩng lên và hoa cây dừng màu hồng, hoa cây su màu vàng tƣơi lả tả rơi xuống mặt nƣớc” [1, 5-6].

Nhƣng không gian thiên nhiên khắc nghiệt ấy chiếm tỉ lệ ít ỏi trong sáng tác của ông. Cái nhìn sử thi vừa lãng mạn vừa hào hùng giành nhiều ƣu ái cho kiểu không gian thiên nhiên thứ hai, đó là không gian thiên nhiên thơ mộng đƣợc miêu tả với bút pháp lãng mạn. Trong kiểu không gian thơ mộng này chúng ta bắt gặp những cánh rừng xanh tƣơi, có mƣa ngọt lành, nắng rực rỡ. Đây cũng chính là bức tranh “tâm cảnh” phản ánh tâm trạng của nhân vật.

Đó là không gian bối cảnh thiên nhiên gắn liền với rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ nhƣng cũng đầy thơ mộng, với dòng sông, bờ suối, với những nƣơng rẫy ngút ngàn ngô lúa. Rừng vang lên bản hòa âm độc đáo của những loài chim “Trên ngọn cây bầy chim đang reo hò. Từ dƣới gốc nhìn lên nào con chim xanh, con vẹt mỏ đỏ, chúng vừa mổ ăn hạt cây chín mọng, vừa kêu gọi thêm bầy đến” [1,146]. Những cánh rừng sau mùa mƣa hiện lên tƣơi non, mát mẻ làm sao “rừng cây sau đợt mƣa cây cối đâm chồi, nảy lộc non. Cây Rơ mui, cây bơ lang nở hoa đầy ắp các đồi tranh chen lẫn với cây khác. Chung quanh làng có những loại hoa nhƣ hoa rơ đáp, hoa cây gạo nở rộ những hoa là hoa. Ở vỉa rừng thấp, dọc hai bên bờ suối mọc lên lùm lá đỏ, nhƣ một cô gái thẹn thùng vừa trốn ngƣời bạn trai lại vừa muốn ngó ngƣời bạn của mình” [6,94] Hình ảnh những dòng suối xanh trong, mát lành cũng đi vào những trang viết của ông thật tƣơi đẹp “suối trong hết làm cái gƣơng cho lá cây, lại làm cho các chiến sĩ soi mình….. Dòng nƣớc trải lên mặt đá nhƣ ai rải một lớp thủy tinh trong tan tỏa khắp lƣng đá rồi lại lao xuống vực tạo thành một máng nƣớc” [6,15].

Không gian thiên nhiên không chỉ xuất hiện nhƣ khách thể thẩm mĩ mà không gian thiên nhiên trong sáng tác của Y Điêng còn đậm màu sắc tâm lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Trung đội người Bahnar, không gian thiên nhiên là bức tranh thơ mộng vừa gắn bó với sự kiện chiến trận và sự kiện mang tính trữ tình, vừa là gƣơng soi tâm trạng nhân vật: thiên nhiên tƣơi đẹp đƣợc nhìn qua con mắt của ngƣời lính trong tâm trạng vui phơi phới. Nắng của những ngày tự do cũng thật khác “nắng trải trên núi cao rừng già, cây xanh, trải xuống ngọn đồi cây thƣa và cỏ non xanh dịu. Cái nắng trải đều không bỏ sót một miếng nƣơng, một khoảng rẫy nào..” [6,5], gió cũng thật đặc biệt “gió thoang thoảng nhƣ đi lật từng chiếc lá..gió nhƣ trải trên khắp mặt đất..gió nhẹ đều, gió dẻo hơn cơm nếp” [6,42], cảnh núi rừng cũng thật thanh bình, êm ả “xa xa là những rặng núi xanh cứ nối tiếp xanh…màu xanh nƣớc chàm chen lẫn những chùm lá non mới nhú nhƣ một màu hoa nâu nhạt. Trên các nền màu xanh ấy có một lớp bông trắng đang nhởn nhơ bay..” [6,48], suối cũng thật trong trẻo, lên thơ “trên bờ suối có những gốc cây Kơ-nung trải cành xuống và những tua bông màu dài nhƣ hoa đào non cứ đung đƣa nhƣ những tấm rèm màu sặc sỡ…sát hai bên bờ những tua hoa cây dƣng hồng lợt trải xuống lƣng chừng mặt nƣớc..” [6,116-118].

Chuyện trên bờ sông Hinh là không gian tâm trạng nhuốm màu u tối của

thiên nhiên dƣới con mắt buồn của mẹ con Hơ Linh khi nghe tin ngƣời chồng, ngƣời cha của mình bị nằm nhà thƣơng “đêm càng về khuya. Ngọn gió bấc thổi vào các khe phên kêu vi vu buồn buồn. Hạt mƣa cứ rơi. Đêm càng dài càng thao thức. Cái thƣơng, cái nhớ, cái lạnh chiếm lấy không gian” [1,33] hay không gian của rẫy nơi mẹ con Hơ Linh đi làm cũng nhuốm màu tâm trạng “cái rẫy trở lại vắng lặng. Con chim lúc sáng chúng làm nhƣ ong vỡ tổ nay cũng im tiếng lặng hơi. Trời cao, rừng thẳm mênh mang. Xa tuốt trên đỉnh ngọn núi kia lâu lâu mới nghe tiếng chim cô túc kêu não ruột” [1,35]. Không gian nặng nề trong con mắt của Y Thoa trƣớc lúc anh bị bắt cũng nhƣ một điềm báo trƣớc “Phía đông mây che đầy kịt. Ông trời cố vùng vẫy nhƣng chỉ thoáng ló ra rồi lại phải nhắm vào ngay, làm cho không khí thêm nặng nề, buồn thảm” [1,143] và khi Y Thoa bị bắt thì “Trời tối sẫm lại và hình nhƣ sắp đổ một cơn mƣa dữ dội. Chớp lóe lên” [1,148]. Không gian trong đêm con ông chủ bến nƣớc chết là không gian buồn thảm “đêm khuya bầu trời của vùng đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cỏ rộng mênh mông và đen thui gớm ghiếc. Bầu trời nhƣ muốn chụp lấy cái làng nghèo này, gia đình hiếm hoi này..đêm khuya đất lạnh ghê ngƣời…dòng thác sông Hinh mới lúc nãy còn thở phì phào, từ khi có tiếng trống con sông nhƣ nằm im” [1,153].

Nhƣ vậy, không gian bối cảnh thiên nhiên mang những đƣờng nét, màu sắc, cung bậc khác nhau đƣợc soi chiếu, nhuốm màu tâm trạng nhân vật vui – buồn, u ám hay bừng sáng, đau khổ hay hạnh phúc…Nhà văn đã kế thừa truyền thống tả cảnh ngụ tình trong văn học một cách sáng tạo. Mỗi tác phẩm là một không gian riêng, có khi đối lập với con ngƣời, có khi làm giá đỡ tâm trạng, là phông nền để tôn lên sự vận động tâm lý, tô đậm tính cách nhân vật (Chuyện trên bờ Sông Hinh). Ở nhiều tác phẩm, không gian lại là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của nhân vật

(Trung đội người Bahnar). Mỗi một nhân vật một cảnh ngộ riêng, Y Điêng đã lựa

chọn những bối cảnh phù hợp với những tâm trạng, cảnh ngộ đó. Qua cách tạo dựng của nhà văn, không gian trở thành dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của nhân vật.

3.3.1.2. Không gian xã hội đa sắc thái

Nếu không gian thiên nhiên vừa là bối cảnh cho nhân vật xuất hiện và hành động vừa là “gƣơng soi” cho tâm trạng nhân vật thì không gian xã hội là bối cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong những ngày bị cùm kẹp và những ngày đƣợc tự do dƣới ánh sáng của Cách mạng. Cũng nhƣ không gian thiên nhiên, không gian xã hội đƣợc miêu tả bằng hai sắc thái: vừa đầm ấm thơ mộng, tự do vừa ngột ngạt, bức bối. Nó xuất hiện, đan xen nhau. Một bếp lửa ấm cúng trong gia đình ông Ma Lý [1,26-27]; cảnh sinh hoạt rộn rã của buôn làng trong những đêm trăng, trong những mùa lễ hội ăn năm uống tháng….Bên cạnh những khung cảnh sinh hoạt thanh bình, đầm ấm là khung cảnh tù túng, ngột ngạt: Cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dƣới chế độ cai trị hà khắc của thực dân, đế quốc; cảnh diễn ra những hủ tục của đồng bào nhƣ cúng bái, uống rƣợu trình ma…

Trên những trang viết của mình, tác giả đã đƣa đến ngƣời đọc không gian bối cảnh xã hội của vùng đất Tây Nguyên trong những năm tháng tối tăm của cuộc sống nô lệ, lạc hậu. Đó là cuộc sống tù túng, ngột ngạt bức bối dƣới ách áp bức bóc lột của bọn thực dân, đế quốc “kể từ ngày lũ quân Mĩ và tay sai dựng lên bốt, làm ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cái ấp chiến lƣợc này…thì buôn Phin đã thu nhỏ lại, đời sống của lũ làng trong buôn rất tẻ nhạt” [7,15]. Đó còn là không gian của những nhà tù chật hẹp, dã man mà chúng xây dựng lên đến tận các buôn làng để tra tấn, cùm kẹp những ngƣời tù Cách mạng, những con ngƣời do phạm luật tục, có ngƣời ngang bƣớng không chịu nghe lời của những ngƣời làm việc cho Pháp và không gian của những hủ tục vẫn ngày đêm tồn tại nơi đây, gây ra bao đau khổ cho những kiếp ngƣời. Nếu sử dụng màu sắc để nói về không gian bối cảnh xã hội của Tây Nguyên dƣới chế độ thự dân đế quốc, thì ngƣời ta chỉ có thể phủ lên một màu, đó là màu đen. Không gian nhƣ bóng tối phủ lên hiện thực cuộc sống của xã hội Việt Nam nói chung và của đồng bào Tây Nguyên nói riêng dƣới chế độ thực dân đế quốc.

Tuy nhiên, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Y Điêng không phải là một không gian khép kín mà đó là một không gian mở. Đó là không gian xã hội của Tây Nguyên với những sinh hoạt cộng đồng tƣng bừng, nhộn nhịp khi chuyển mình theo Cách mạng có cuộc sống mới. Cảnh sinh hoạt thanh bình của trai gái trong đêm trăng đƣợc tác giả miêu tả thật tỉ mỉ, ấn tƣợng “đêm nay, trên hiên nhà Ma Lý, các cô tập trung kéo chỉ. Tiếng guồng chỉ quay đều đều nghe nhƣ thác nƣớc reo. Dƣới ánh trăng những cánh tay đƣa lên đƣa xuống, dang ra rồi quặt lại đều đặn và lặp đi lặp lại nhƣ những cánh tay của các nàng tiên trong một câu chuyện cổ tích nào đó. Trong nhà, dƣới ngọn lửa dầu chai, các cô gái ngồi bật bông. Tiếng bật bông nghe “phình phịch” nhịp nhàng…có những chàng trai chƣa kịp sửa soạn thì sẵn cây sáo hay chiếc đàn môi bằng đồng hòa tiếng đàn, tiếng sáo cùng guồng chỉ, tiếng bật bông khi xa khi gần nhịp nhàng” [1,22]. Cảnh sinh hoạt uống rƣợu “Trai gái vào làng dù đêm hôm khuya khoắt vẫn vui, bởi lúc ấy giành cho họ..một cuộc uống rƣợu tự do vui nhộn. Trai gái làng cầm tô cầm cần mời trai gái làng khác uống. Chính ở cuộc rƣợu này họ mới đƣợc gần nhau…” [1,200-201]. Tất cả hiện lên trên trang viết của ông đầy sinh động nhƣ hơi thở của cuộc sống của núi rừng Tây Nguyên.

3.3.1.3. Không gian văn hóa gắn với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Sinh hoạt phong tục là một trong những phƣơng diện nhạy cảm nhất trong sinh hoạt xã hội. Mỗi một nhà văn viết về không gian phong tục dƣới một cảm quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện thực của riêng mình. Y Điêng cảm nhận không gian phong tục trên mọi phƣơng diện tồn tại tự nhiên của nó: từ phong tục đến hủ tục, từ nét đẹp văn hóa đến những sinh hoạt lạc hậu ấu trĩ. Với nhãn quang đặc biệt của mình, Y Điêng phản ánh hiện thực cuộc sống một phần từ phong tục, hủ tục mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời Tây Nguyên. Những không gian phong tục, hủ tục từ cuộc sống đi vào trang văn của ông để đến với bạn đọc trên một tầm khái quát mới về cuộc đời, về con ngƣời.

Y Điêng đã xây dựng một không gian phong tục miền núi đậm đà bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Chuyện trên bờ sông Hinh là phong tục của những lễ hội “ăn năm uống tháng” với những cuộc rƣợu vui vẻ “các già làng ăn cơm no uống rƣợu say, gật gật gù gù kể cho nhau nghe, hát cho nhau biết để gỡ những gì khúc mắc giữa hai ngƣời. Cuộc rƣợu thong dong nhất, không ai sợ hết phần mình. Ai cũng muốn cho bạn mình đƣợc uống nhiều hơn” [1,131]. Đó còn là không khí tƣng bừng náo nhiệt trong “Lễ hội đâm trâu” “các chàng trai lo sửa lại sạp nhà, hiên nhà, làm cột đâm trâu. Các cô gái lo kiếm củi, giã gạo, hái lá chuối để gói cơm…Họ còn sửa soạn đón trai gái làng khác đến dự hội…kẻ mang lá nhét ché rƣợu bƣớc lên, ngƣời khiêng nồi bung đi múc nƣớc” [1,197]. Bên cạnh những không gian phong tục đậm đà bản sắc văn hóa Tây Nguyên đó còn là những không gian hủ tục cổ hủ, lạc hậu, nó vẫn mặc nhiên tồn tại, gây ra bao đau khổ cho những kiếp đời, kiếp ngƣời. Đó là hủ tục cúng bái, trừ ma khi trong nhà có ngƣời ốm. Con bị ốm, ông chủ bến nƣớc “chạy đi chạy lại đến các làng có thầy bói, thầy cúng đã mòn cả chân” [1,149]. “từ dƣới cầu thang nhà ông lên toàn những lão thầy bói, thầy cúng, nhìn trứng gà soi ngọn sáp ong kẻ nói ngƣời thì hát đi hỏi thần linh. Khi họ lên nhà chỉ hai bàn tay trắng nhƣng khi xuống cầu thang thì hai tay nặng trĩu những vai của con bò hay heo béo ngậy. Bò, heo dƣới chuồng thấy vắng đi nhiều” [1,150]. Trong giai đoạn hiện nay, thực trạng văn hóa Tây Nguyên đã làm cho không gian vốn mênh mông và đƣợm tình của Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, H’Linh Niê, Y Điêng….trở thành không gian u ám, chứa đầy hiểm họa của một nền văn hóa đang bị mất đi trong sáng tác của Thu Loan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Truyện Tây Bắc, sự am hiểu xứ sở có những phiên chợ tình và có nhiều cây thuốc phiện đã giúp Tô Hoài mô tả thành công những tục lệ bất công nhƣ: xử kiện, phạt vạ, cƣớp vợ…Không gian trong tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng cũng phản ánh khá sâu sắc những phong tục tập quán của ngƣời dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc. Có những không gian phong tục đẹp với sức hấp dẫn kì lạ nhƣ: lễ hội Lồng Tồng, lễ mừng cơm mới, tục nằm mả…Có những không gian hủ tục lạc hậu khiến bao ngƣời khốn đốn nhƣ ép duyên, ma gà… Cũng nhƣ các nhà văn viết về các phong tục của ngƣời dân miền núi, Y Điêng không tập trung miêu tả tập tục nhằm gợi trí tò mò ở ngƣời đọc mà luôn gắn chúng với cốt truyện, quan hệ hữu cơ với tính cách, số phận nhân vật.

Không gian nghệ thuật trong sáng tác Y Điêng gắn liền với vùng rừng núi Tây Nguyên của tổ quốc, với mảnh đất mà nhà văn vô cùng gắn bó. Qua những loại hình không gian ấy, phần nào làm nổi bật lên chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Đã phản ánh đƣợc những xung đột lịch sử của dân tộc, quy luật vận động của Cách

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)