Thông qua thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của mình, mỗi nhà văn đều gửi gắm một quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời sống và tâm điểm của bức tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện thực ấy là số phận con ngƣời trƣớc giông bão lịch sử, trƣớc thử thách và trƣớc bi kịch đời thƣờng. Quan niệm nghệ thuật ấy ẩn sâu trong những hình tƣợng nghệ thuật, kết cấu, cốt truyện, trong ngôn ngữ và giọng điệu cũng nhƣ trong các xung đột nghệ thuật.
Nghiên cứu các tác phẩm của Y Điêng chúng tôi bắt gặp một thế giới nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. Đó là một thế giới phân cực thiện – ác, đối kháng giữa địch và ta, giữa một bên là những hủ tục của dân tộc đã tồn tại từ bao đời nay, gây ra bao oan nghiệp cho những thân phận nhỏ bé và một bên là những con ngƣời mới Xã hội Chủ nghĩa. Truyện thƣờng kết thúc có hậu. Trong thế giới ấy các nhân vật chính diện đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Các nhân vật phản diện lại xấu xa về nhân cách, méo mó về ngoại hình. Truyện Chuyện trên bờ sông Hinh, Lửa trong tay
chúng tôi, Hơ Giang là minh chứng cho điều đó.
Một thế giới nghệ thuật đa dạng có sự đan xen thiện và ác, ánh sáng và bóng tối. Khi thì xuất hiện giữa hai thế lực đối lập, khi thì xuất hiện trong chính mỗi con ngƣời. Nhƣng, dù hiện thực ấy có chất chứa bi kịch đến đâu thì âm hƣởng lạc quan vẫn là ngọn lửa cháy lên trong giông bão của số phận con ngƣời. Âm hƣởng ấy là niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời lao động miền núi cùng sức sống tiềm tàng nhƣng mãnh liệt của họ, sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, vào sự bất tử của tình yêu trong sáng và lòng nhân hậu. Cao hơn nữa đó còn là niềm tin bất diệt vào cách mạng, vào Đảng vào Bác vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến trƣờng kì.
Khuynh hƣớng sử thi là đặc điểm bao trùm trong những sáng tác của Y Điêng. Dù dung lƣợng hạn chế của một truyện ngắn hay mở rộng tới bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết dài, dù câu chuyện chỉ diễn ra quanh một tình huống của một cuộc đời, một con ngƣời hay có quy mô bao quát cả một giai đoạn lịch sử…thì các tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề quan trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nƣớc và nhân dân. Nhân vật trung tâm trong sáng tác của ông là những con ngƣời sử thi tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại, cho sức mạnh và phẩm chất của con ngƣời kết tinh từ trong truyền thống từ mấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghìn năm lịch sử và sức mạnh của cách mạng. Đó là những con ngƣời có ý thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa của cuộc chiến đấu, thấu hiểu chân lý của thời đại cách mạng “Từ năm nay Đảng cho chúng ta đánh giặc bằng súng đạn. Chúng ta không thể một bên cầm giáo mác còn một bên cầm gậy là không đƣợc” [6,251]…Các nhân vật anh hùng trong sáng tác của ông đƣợc xây dựng nhƣ những con ngƣời toàn diện trong các mối quan hệ chung riêng, thủy chung trọn vẹn với đất nƣớc quê hƣơng, với cách mạng và cả trong tình nghĩa anh hùng, trong tình yêu nhƣ Y Thoa trong
Chuyện trên bờ sông Hinh; anh Siu Nay, Phi Ôm, H’Guê trong Trung đội người
Bahnar..Các nhân vật đƣợc đặt trong những hoàn cảnh thử thách gay go, những tình
huống căng thẳng nghiệt ngã trong chiến tranh để làm bộc lộ những vẻ đẹp và phẩm chất cao cả của họ. Mối quan hệ giữa con ngƣời và hoàn cảnh bao giờ cũng đƣợc khẳng định theo chiều hƣớng có tính quy luật, đó là con ngƣời vƣợt lên khắc phục và làm chủ hoàn cảnh. Chính khuynh hƣớng sử thi đã tạo nên một giọng điệu trang trọng, sùng kính, hào sáng của ông khi viết về những con ngƣời Tây Nguyên anh hùng.
Đọc sáng tác của ông, chúng ta còn gặp những con ngƣời bình dị, nhỏ bé nhƣ bao con ngƣời sống trong chế độ cũ nhƣ Hơ Linh, mí Hơ Linh, Y Thoa...(Chuyện
trên bờ sông Hinh). Họ ít nhiều phải đón những bi kịch về vật chất và tinh thần
trong cuộc đời dằng dặc những buồn đau. Việc chọn những con ngƣời nhỏ bé và bất hạnh khám phá và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ ẩn sau những manh áo rách, những hoàn cảnh éo le….Nhà văn không chỉ biểu hiện sự am hiểu sâu sắc của một bộ phận không nhỏ những con ngƣời sống dƣới sự áp bức của thần quyền và cƣờng quyền của xã hội cũ, mà qua đó, nhà văn còn bộc lộ một trái tim cảm thông, yêu thƣơng, xót xa đến tận cùng với bao đau khổ của những kiếp ngƣời. Nó thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp trong ngòi bút của ông. Những con ngƣời này chịu nhiều “thử thách của bi kịch”. Dù là bi kịch lịch sử, bi kịch thế sự, bi kịch đời tƣ các nhân vật thƣờng bị đẩy tới trƣớc thử thách nghiệt ngã cả vô hình và hữu hình buộc họ phải đối diện với nó. Và chính từ những thử thách ấy chất “vàng mƣời” vốn dấu kín trong cát bụi lam lũ đƣợc ngời sáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhƣ vậy, quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời trong sáng tác Y Điêng vừa thể hiện cái nhìn hiện thực tỉnh táo sắc sảo vừa thể hiện tƣ tƣởng nhân đạo sâu sắc. Quan niệm nghệ thuật này chi phối sự hình thành tất cả các phƣơng diện nội dung cũng nhƣ hình thức biểu hiện của các tác phẩm: nhân vật, xung đột nghệ thuật, không gian thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. Và đặc biệt, đặc trƣng của thể tài lịch sử - dân tộc, dấu ấn của các sử thi xƣa đã sống lại trong tiểu thuyết và truyện ngắn hôm nay chi phối ngòi bút và tƣ duy nghệ thuật của Y Điêng, mang lại cho tác phẩm của nhà văn này một vẻ đẹp “vừa lạ”, “vừa quen”: Lạ với hƣơng vị văn học Tây Nguyên độc đáo; quen với đặc trƣng và thi pháp của văn học sử thi Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, mà trong đó Y Điêng là một “tiếng hát” trong “dàn đồng ca” ấy.
Việc khảo sát các phƣơng diện kể trên ở các chƣơng tiếp theo sẽ làm sáng tỏ giá trị tác phẩm và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
Những thành tựu của văn chƣơng miền núi nói chung và văn chƣơng Tây Nguyên nói riêng đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học hiện đại nƣớc nhà. Với những sáng tác của mình, Y Điêng góp phần hoàn thiện thêm bức chân dung của con ngƣời Tây Nguyên theo dòng chảy của thời gian đồng thời khẳng định đƣợc cá tính sáng tạo độc đáo. Cùng với quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời, quan niệm nghệ thuật này chi phối sự hình thành tất cả các phƣơng diện nội dung cũng nhƣ hình thức biểu hiện của các tác phẩm: Nhân vật, xung đột nghệ thuật, không gian thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu mà đƣợc chúng tôi trình bày ở phần tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƢỜI TÂY NGUYÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA Y ĐIÊNG