Bức tranh hiện thực Tây Nguyên với xung dột lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 35 - 40)

Theo giáo trình Lý luận văn học - giáo sƣ Phƣơng Lựu chủ biên, xung đột nghệ thuật trong tác phẩm văn học có thể chia ra làm ba loại chính: Xung đột lịch sử dân tộc; xung đột thế sự; xung đột đời tƣ.

Các sáng tác của Y Điêng đã phác họa một bức tranh hiện thực xã hội Tây Nguyên chất chứa trong nó những xung đột lịch sử dân tộc, những xung đột trung tâm của thời đại chiến tranh cách mạng ở Việt Nam

Vậy xung đột lịch sử là gì? Đó là xung đột có quy mô kì vĩ với cƣờng độ dữ dội, huy động cả một cộng đồng dân tộc tham gia và nó quyết định đến vận mệnh sống còn hay những bƣớc rẽ ngoặt quan trọng trên hành trình số phận của cả một cộng đồng. Xung đột lịch sử dân tộc xuất hiện giữa hai lực lƣợng chính diện và phản diện đƣợc xác định bằng tiêu chí ý thức hệ với tính lịch sử của nó. Và kiểu xung đột lịch sử - dân tộc tiêu biểu nhất, đã đƣợc Y Điêng phản ánh vào trong tác phẩm của mình, là xung đột giữa dân tộc và ngoại xâm

2.1.1.1. Bức tranh hiện thực đời sống Tây Nguyên đen tối ngột ngạt trong áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc.

Trong chế độ cũ, Tây Nguyên nói riêng và tất cả các vùng đất khác trên mảnh đất Việt Nam nói chung đều bi thảm, đen tối dƣới chế độ thực dân đế quốc. Đó là đời sống ngột ngạt, không lối thoát đƣợc phản ánh trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Làng Đông Xá trong tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố náo động trong tiếng trống , tiếng tù và thúc sƣu, tiếng chửi mắng quát tháo của kẻ “chức quyền”… Nó đã khiến mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa dân tộc với đế quốc càng thêm quyết liệt. Làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ầm ĩ tiếng gào làng, rạch mặt ăn vạ của kẻ cùng đƣờng, thể hiện bi kịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thảm thƣơng của ngƣời nông dân nghèo trong tuyệt vọng. Đó là cuộc sống cùng cực của nhân dân ta dƣới sự cai trị hà khắc của bọn thực dân đế quốc đƣợc phản ánh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Trong truyện ngắn Vợ chồng A

Phủ, Cứu đất cứu mường, tiểu thuyết Miền Tây…Từ cảnh cho vay nặng lãi, cảnh

phạt vạ, xử kiện, cảnh làm ngƣời ở trừ nợ, cảnh đi làm cuông, làm ngƣời hầu chăn đệm, cảnh đi tải hàng cho khách buôn, cảnh bị xua đuổi vào rừng đào củ mài, củ sắn sống khốn khổ qua ngày khiến ngƣời đọc cảm nhận rõ cuộc sống khổ đau, bất hạnh của ngƣời dân miền núi dƣới chế độ cũ. Không ngoài nguồn chung ấy, trong các tác phẩm của mình, Y Điêng cũng đã phản ánh sâu sắc và điển hình bức tranh xã hội u ám, bức bối trong chế độ cũ.

Trƣớc hết, đó là sự cùm kẹp, giam cầm dƣới hình thức các ấp chiến lƣợc, các ấp dân sinh, cuộc sống mất tự do, ngột ngạt tù túng dƣới chế độ Mĩ ngụy: “ Lũ làng muốn đi làm nƣơng, khi bƣớc chân ra phải có cái giấy để trình (với địch), khi đi về cũng lại đƣa giấy trình. Họ giống nhƣ con cá nằm trong giỏ” [7,15]. Mang tiếng bảo hộ nhƣng chúng đã làm đƣợc những gì cho dân tộc Việt Nam ngoài sự kìm kẹp, bóc lột, đòn roi và cả những nhà tù mở rộng đến tận những buôn làng vốn bình yên với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Vậy mà chúng chà đạp lên tất cả. Thực dân Pháp, rồi đế quốc Mĩ, mỗi một kẻ thù, mỗi một thời gian, bọn chúng càng xảo quyệt trong âm mƣu chia rẽ, áp bức, khủng bố, tù đày. Tất cả những tội ác đó đƣợc nhà văn viết bằng ngòi bút chất chứa căm hờn, dƣới những “nhà tù kiểu mới” đó, cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên không khác gì “con heo sống chung với con hổ”[7]. Không chỉ là chế độ cai trị hà khắc, bọn thực dân, đế quốc còn thẳng tay hành hạ, tra tấn, chém giết những ngƣời con của cách mạng cũng nhƣ những ngƣời dân vô tội nơi đây. Chế độ nhà tù hà khắc, dã man “vào trại giam của thực dân Pháp là phải trải qua những cuộc hỏi cung bằng lời chửi mắng, bằng đòn roi. Đối với những ngƣời không có tội chúng càng dùng nhiều thủ đoạn” [1,180]. Rồi là những dụng cụ tra tấn man rợ nhƣ thời trung cổ “những hố đào sâu bằng bàn tay vừa lọt đầu gối, dƣới hố xếp chi chít những hòn sỏi và cạnh đó là nhứng khúc gỗ to nằm ngổn ngang” [7,122].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó, là sự bóc lột đến tận xƣơng tủy của bọn thực dân đế quốc. Cuộc sống của đồng bào miền núi để làm ra hạt thóc đã phải chống chọi với thiên nhiên từ những ngày đầu gieo hạt, nhƣng thành quả lao động, con ngƣời nơi đây đâu đƣợc hƣởng “Tay làm hàm không có nhai. Làm rồi có giữ đƣợc đâu. Ngƣời nghèo lại càng nghèo thêm. Ngay cả những gia đình khá giả rồi cũng nghèo đi. Bởi không có cái gì bù đắp thêm, của nả trong nhà cứ vơi dần đi.” [7,58]. Rồi thuế lúa, thuế thân tăng vùn vụt cái đói khủng khiếp đe dọa khắp mọi buôn làng, gõ cửa từng nhà “buôn vắng tanh. Đã không nghe tiếng chày giã thì làm sao có tiếng chiêng đƣợc. Có ai dám ở nhà đâu, ai cũng phải lo đi tìm cái gì trong rừng, nhƣ đi hái trầu, chặt mây đem xuống dƣới đồng bằng đổi lấy gạo…..trong bầu không lấy một hạt gạo làm thuốc nữa. Sáng ăn củ rừng chiều lại ăn củ rừng” [1,60]

Nhƣ vậy, bằng những trang văn chân thực, giàu cảm động nhƣng cũng không kém phần day dứt, xót thƣơng - những trang văn nhƣ đƣợc viết lên bằng máu và nƣớc mắt, Y Điêng đã dựng lên bức tranh tối tăm, u ám của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Nguyên dƣới sự áp bức của cƣờng quyền, thần quyền. Dƣờng nhƣ họ không đƣợc sống đúng danh nghĩa là một con ngƣời nữa, đói khổ, cùm kẹp, nhà tù…tất cả cùng dội đè nặng lên đôi vai. Cuộc sống áp bức, ngột ngạt khiến họ hơn lúc nào hết càng muốn đứng dậy đấu tranh, giải phóng mình, giải phóng cuộc đời nô lệ, vƣơn tới một cuộc sống tƣơi sáng, tốt đẹp hơn.

2.1.1.2. Bức tranh hiện thực đời sống Tây Nguyên tươi sáng khi chuyển mình

theo cách mạng và khởi sắc trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội .

Dƣới ánh sáng của Đảng, của Bác, đồng bào dân tộc Tây Nguyên đƣợc giác ngộ lý tƣởng của Đảng và một lòng đi theo cách mạng. Cách mạng đã giải phóng bao cuộc đời, bao kiếp ngƣời chìm đắm trong bóng tối. Y Thoa, H’Linh trong

Chuyện trên bờ sông Hinh tiêu biểu cho sự đổi đời nhờ cách mạng. Cuộc sống

chuyển mình theo cách mạng đã đem đến cho buôn làng bộ mặt mới, cuộc sống trở về những sinh hoạt đời thƣờng giản dị mà hạnh phúc biết bao “ngƣời đàn bà có thời gian trở lại khung cửi dệt, các cô gái lo chăm sóc cây chàm, cây bông, các chàng trai lên rừng chặt cây, cắt tranh, đi bắt cá, săn bắt thú rừng. Từ cụ già đến trẻ em, ai cũng có da thịt mịn màng, khỏe mạnh” [1,150].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bức tranh đời sống hiện thực Tây Nguyên với gam màu sáng còn đƣợc thể hiện ở sự đoàn kết, vùng lên đấu tranh, không cam chịu kiếp đời nô lệ. Sự đoàn kết đó không chỉ là sự đoàn kết của bà con dân bản mà còn là sự đoàn kết với đồng bào ngƣời Kinh, là tình đoàn kết giữa những ngƣời dân bản một lòng tin tƣởng và đi theo cách mạng với những ngƣời bộ đội cụ Hồ “đội du kích, các chàng trai của buôn, của Ma Thao, làm cho anh khóc, các chiến sĩ của anh ai cũng phải khóc theo một lúc rồi các chiến sĩ của đơn vị họ hòa nhập nhau nhƣ một đàn chim cùng loại đƣợc trở về miền đất quen” [1,224]. Có áp bức, có đấu tranh – đó dƣờng nhƣ là một quy luật muôn đời của cuộc sống, nhà văn Y Điêng cũng phản ánh quy luật ấy một cách đầy đủ và rõ nét trong những tác phẩm của mình. Những trang văn miêu tả khí thế tiến công áp đảo, làm kẻ thù khiếp sợ trong Ông già K’Rao hiện lên thật hào hùng “chỉ trong khoảnh khắc cả cái ấp của bọn Mĩ Ngụy đã rừng rực cháy” [7,27].

Đó còn là bộ mặt mới của Tây Nguyên trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Người buôn Tría là hình ảnh của Buôn Triết khi xây dựng những công trình thủy lợi, đem lại bộ mặt mới cho núi rừng Tây Nguyên. Bằng cách so sánh, đối lập với cuộc sống cũ khi buôn Tría chƣa có hệ thống thủy lợi đầy khó khăn, vất vả với cuộc sống mới với hệ thống thủy lợi về tới tận buôn làng để cho thấy sự thay đổi bộ mặt buôn Tría, cũng nhƣ tính ƣu việt của cuộc sống mới Xã hội Chủ nghĩa. Cuộc sống của đồng bào dân tộc, không còn bấp bênh, không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nữa mà con ngƣời có thể làm chủ, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình đem lại cuộc sống ấm no cho dân bản – một cuộc sống thực sự khởi sắc.

Nhƣ vậy, bức tranh hiện thực xã hội miền núi với không gian thiên nhiên hoang dã, không gian hiện thực xã hội cũ phần lớn mang sắc màu lạnh, u ám của những buôn làng nhỏ bé – những bản làng còn chìm trong nghèo khổ, trong ách áp bức bóc lột của bọn thực dân đế quốc. Y Điêng đã đặt vào bức tranh đó những xung đột âm thầm mà dữ dội. Đó là khát vọng hòa bình, no ấm, hạnh phúc, tình yêu với những thế lực áp bức, bóc lột, những rào cản từ hủ tục, những oái oăm trắc trở của muôn kiếp ngƣời. Bức tranh sôi sục trong dòng chảy của số phận con ngƣời, vật vã trƣớc thử thách, vƣợt lên bi kịch, ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miền núi dũng cảm và nhân hậu. Đối lập với nó là bức tranh tƣơi sáng của Tây Nguyên khi hòa mình trong dòng thác Cách mạng, trong công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, cuộc sống mới với những đặc tính ƣu việt của nó đã giải quyết tất cả những hậu quả, những tàn dƣ của xã hội cũ làm thay đổi số phận con ngƣời “đi từ bóng tối ra ánh sáng”

Bức tranh hiện thực Tây Nguyên gắn với kiểu xung đột lịch sử dân tộc và các sáng tác của Y Điêng đều tập trung phản ánh kiểu xung đột này. Chính xung đột ấy làm bức tranh hiện thực đời sống Tây Nguyên vận động dữ dội, phát triển theo xu thế lạc quan cách mạng. Từ bóng tối đến ánh sáng; từ đau thƣơng căm thù đến khát khao chiến đấu chống kẻ thù; từ tự phát đến tự giác; từ giác ngộ cách mạng, đoàn kết chiến đấu để trở thành ngƣời anh hùng kiểu mới – khác với những Đam San, Xinh Nhã (trong sử thi Tây Nguyên), những ngƣời anh hùng kiểu mới này phi thƣờng trong sự giản dị đời thƣờng, trong công cuộc đấu tranh giải phóng buôn làng. Ta bắt gặp kiểu xung đột lịch sử dân tộc, cũng nhƣ quy luật vận động của bức tranh hiện thực xã hội, của số phận những con ngƣời từ “bóng tối hƣớng ra ánh sáng” trong sáng tác của Tô Hoài. Khi ánh sáng cách mạng chiếu rọi trên khắp các bản làng miền Tây, cuộc đời mỗi con ngƣời thay đổi. Niềm vui của họ lớn lao, ý nghĩa khôn cùng. Bao nhiêu năm khổ đau đã qua, bà Ảng không còn là một bà lão ăn mày năm xƣa nữa. Bà đƣợc lên khu du kích cùng đứa con trai năm nào phải đứt ruột bán lấy mƣời đồng bạc trắng về nộp vạ, trong lòng bồi hồi xúc động nghĩ rằng: “một đời không biết mặt cái ruộng, cái nƣơng. Bây giờ sắp chết mới biết đƣợc ở lều canh nƣơng thế này” [17], cô Mỵ tìm thấy đƣợc hạnh phúc khi tới Phiềng Sa. Còn

với Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, cũng nhƣ rừng xà nu, thân thể và trái tim

họ mang đầy thƣơng tích. Song cũng nhƣ cây xà nu, con ngƣời Xô Man, con ngƣời Tây Nguyên, con ngƣời Việt Nam trong những ngày đánh giặc vẫn sống bền bỉ, kiêu hùng, đầy khao khát, trong niềm ham muốn mãnh liệt ánh sáng mặt trời, trong tƣ thế phóng lên để tiếp lấy nguồn sống trong ánh nắng. Nhƣ cây xà nu, dân tộc Việt Nam, sức tồn sinh mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam sẽ không bị hủy diệt trong lò lửa chiến tranh khốc liệt, tàn ác nhất trên trái đất trong những năm tháng ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đúng nhƣ Nguyễn Đình Thi đã viết: “Nước Việt Nam từ trong máu lửa/ Rũ bùn

đứng dậy sáng lòa

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)