Thế giới nhân vật trong sáng tác củ aY Điêng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 45 - 104)

Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật và là sản phẩm của hoạt động có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tồn tại trong trí tƣởng tƣợng của độc giả. Nó có thể thống nhất nhƣng không đồng nhất với thực tại.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong các tác phẩm văn học” [48,162]. Còn theo Giáo trình lý luận

văn học thì nhân vật văn học đƣợc quan niệm rộng hơn: “Đó không chỉ là con ngƣời

có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con ngƣời, đƣợc dùng nhƣ nhũng phƣơng thức khác nhau để biểu hiện con ngƣời....Cũng có khi đó không phải là những con ngƣời, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tƣợng về con ngƣời hoặc có liên quan đến con ngƣời, đƣợc thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [28,126].

Văn chƣơng dù viết về đề tài nào thì tâm điểm vẫn là con ngƣời, là số phận con ngƣời trong bão giông lịch sử và trong bi kịch đời thƣờng. Vì lấy con ngƣời làm trung tâm nên hơn đâu hết, trong văn học, toàn bộ đời sống từ của một con ngƣời cho đến một dân tộc hiện lên rõ nét. Những tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải đã làm hiện lên khá rõ nét con ngƣời Tây Bắc. Những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc…cho ta hiểu hơn con ngƣời Nam Bộ. Những tác phẩm của Nguyên Ngọc, Y Điêng, Trung Trung Đỉnh…cũng đem đến một diện mạo văn hóa cho con ngƣời Tây Nguyên.

Thế giới nhân vật trong sáng tác của Y Điêng nằm trong xu hƣớng chung của văn học giai đoạn 1945 – 1975, đó là những nhân vật đại diện cho con ngƣời cách mạng, con ngƣời mới Xã hội Chủ nghĩa. Thời đại anh hùng cách mạng thực sự đã sản sinh ra những con ngƣời lý tƣởng mang nhân cách cao đẹp khỏe khoắn có sức mạnh và khả năng cải tạo hoàn cảnh. Văn học thời kì này nói chung và những sáng tác của Y Điêng nói riêng cũng mới chỉ phản ánh đƣợc một phần nhỏ cái đẹp, cái hùng trong hiện thực cuộc sống. Dù thế, nhƣng ta vẫn bắt gặp trong sáng tác của Y Điêng vẻ đẹp anh hùng của con ngƣời Tây Nguyên bất khuất: Yêu nƣớc và dũng cảm, hiện thực và lãng mạn…

2.2.1. Kiểu nhân vật anh hùng được miêu tả với vẻ đẹp khỏe khoắn dữ dội

Văn chƣơng cũng nhƣ thực tế cuộc sống đã chứng minh các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là dân tộc nghệ sĩ. Từ kho tàng sử thi đồ sộ cho đến những tác phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn chƣơng phản ánh công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã chứng minh rằng các dân tộc ở Tây Nguyên mang trong trái tim mình dòng máu vừa nghệ sĩ vừa anh hùng. Nằm trong dòng chảy ấy, Y Điêng đã phản ánh đƣợc khí thế cách mạng hào hùng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ông đã đem đến cho ngƣời đọc một Tây Nguyên bất khuất và anh hùng.

Với thế giới nhân vật chính diện trong sáng tác Y Điêng, chúng ta bắt gặp muôn vàn nhân vật anh hùng xuất hiện nhƣ hoa mùa xuân với đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Các cụ già anh hùng nhƣ ông già K’Rao (Ông già K’Rao), bác a ma Tƣ, a ma Ka (Lửa trong tay chúng tôi), ông ma Hinh (Trung đội người Bahnar)…Rồi các chiến sĩ anh hùng nhƣ anh Siu Nay, anh Phi Ôm, anh Thanh (Trung đội người

Bahnar); Y Thoa, Trần Đƣợc… (Chuyện trên bờ Sông Hinh); rồi các chị phụ nữ

anh hùng nhƣ H’Linh (Chuyện trên bờ Sông Hinh), H’Guê (Trung đội người

Bahnar); H’Giang (H’Giang)…Không chỉ hƣớng về nhân vật anh hùng là những

ngƣời cán bộ cách mạng, những ngƣời lính cách mạng, ngƣời du kích đã vƣợt qua những thử thách khốc liệt nhất, những đau thƣơng mất mát ghê gớm nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng, mà cảm hứng anh hùng trong sáng tác Y Điêng còn rọi chiếu ánh sáng lý tƣởng hóa vào một nhân vật đẹp đẽ vô ngần đó là những ngƣời con của buôn làng Tây Nguyên – giản dị, bình thƣờng mà vĩ đại trong công cuộc đấu tranh đòi tự do, độc lập. Họ có tên hay không tên nhƣng sức mạnh của họ là vô địch có thể gọi tên chung cho họ là nhân dân Tây Nguyên anh hùng. Tất cả tuy còn ít nhiều mờ nhạt về đặc điểm cá thể hóa nhƣng đều có chung bản chất xã hội. Họ là những ngƣời yêu nƣớc, căm thù giặc, sự ham thích đời sống tập thể, sinh hoạt chính trị, anh hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Lý tƣởng cách mạng mang lại cho họ sức mạnh tinh thần kì diệu để vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách. Lòng yêu nƣớc, yêu tự do, tinh thần cách mạng, những đau thƣơng mà họ phải vƣợt qua và chiến công của họ đều thật phi thƣờng.

Con ngƣời anh hùng Tây Nguyên thể hiện trƣớc hết ở tinh thần yêu tự do. Sống giữa mênh mông đất trời và bạt ngàn rừng núi, ngƣời Tây Nguyên tự do đi làm rẫy, tự do săn con thú, tự do ca hát, uống rƣợu.. Lối sống của họ là lối sống tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

do phóng khoáng, họ không chịu nổi bất cứ một sự lệ thuộc nào. Bởi vậy, khi bị cùm kẹp trong những ấp chiến lƣợc, ấp dân sinh dân làng đã kiên quyết đứng dậy, kiên quyết chống lại kẻ thù để “tự do đi làm rẫy, tự do bắt cá dƣới suối, đi săn con thú trên rừng..” [1,223]. Nhân dân làng Ma Hơ Giang kiên quyết phá ấp chiến lƣợc để cho “dân làng rộng cẳng lên núi săn bắn, xuống suối bắt cá” [4,192]…Chính ý thức tự do ấy đã đƣa họ đến với cách mạng bằng tinh thần cao nhất.

Tinh thần cách mạng cao đẹp của con ngƣời Tây Nguyên đƣợc Y Điêng thể hiện rõ nét trong tác phẩm Hơ Giang. Những ngày Mĩ Ngụy lập ấp chiến lƣợc là những ngày vô cùng ngột ngạt của buôn Ma H’Giang. Vốn thích tự do “vô rừng đốt rẫy, xuống suối bắt cá” dân làng đã biết cùng nhau vô hiệu hóa tên gián điệp Ma Lóa, vận động một số anh lính ngụy vốn là ngƣời Ê đê cùng với ngƣời làng phá toang ấp chiến lƣợc. Trong cuộc chiến đấu ấy cô gái xinh đẹp H’Giang bằng ý thức Cách mạng cũng nhƣ sự nhanh nhẹn, gan dạ, mƣu trí của mình đã lãnh đạo đội du kích giành đƣợc nhiều thắng lợi quan trọng. Và khi bị bắt H’Giang sẵn sàng hi sinh chứ nhất quyết không theo giặc, chị nói “Tôi không đi đâu hết, trƣớc khi làm điều này, chúng tôi đã hứa với nhân dân là sống chết cũng đƣợc. Ở đây là cái rẫy, buôn làng của chúng tôi [4,308]. Tình yêu quê hƣơng của H’Giang hình thành từ những buổi xuống suối lấy nƣớc, vô rừng đốt rẫy làm nƣơng, từ những đêm trai gái làng hát đối đáp, từ những đêm nghe kể khan…Tình yêu ấy đã đốt lên ngọn lửa trong đôi mắt chị khi nhìn kẻ thù.

Vẻ đẹp lý tƣởng của các nhân vật là kết tinh từ chính hoa ngọt trái sai của thiên nhiên, từ truyền thống anh hùng của vùng đất Tây Nguyên. Họ vừa lạ vừa quen với chúng ta. Lạ vì vẻ đẹp riêng, về những nét tính cách cá thể hóa của họ mang đậm dấu ấn của con ngƣời và vùng đất Tây Nguyên, quen vì vẻ đẹp nhân cách của họ dƣờng nhƣ ta bắt gặp ở đâu đó trên khắp đất nƣớc Việt Nam đau thƣơng mà anh dũng này.

Không chỉ xây dựng những cá nhân anh hùng mà trong sáng tác của Y Điêng hình ảnh “nhân dân anh hùng” cũng đƣợc Y Điêng khắc họa rõ nét. Giáo sƣ Phan Cự Đệ khẳng định “Tiểu thuyết hiện thực Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta đã miêu tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những ngƣời anh hùng trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa anh hùng mới của chúng ta là chủ nghĩa anh hùng tập thể, chủ nghĩa anh hùng quần chúng” [17,399]. Y Điêng xây dựng loại nhân vật này để tập trung thể hiện một số tƣ tƣởng chủ đề của ông nhƣ cách mạng là ngày hội của quần chúng. Với hình tƣợng nhân vật tập thể là đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong Chuyện trên bờ

sông Hinh, Lửa trong tay chúng tôi, Trung đội người Bahnar..Tác giả đã khẳng

định vai trò to lớn của tập thể trong công cuộc đấu tranh giải phóng buôn làng khỏi ách áp bức bóc lột, dƣới sự lãnh đạo của những ngƣời đứng đầu buôn làng – cá nhân xuất sắc và những ngƣời cán bộ cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tƣ tƣởng này xuyên thấm vào tất cả những tác phẩm của ông, biểu hiện qua các nhân vật cụ thể và các chi tiết sinh động: đó là mối quan hệ mật thiết nhƣ máu thịt của H’Giang với dân làng ma H’Giang, của Hơ Linh và Y Thoa với buôn Thu, của anh Siu Nay và Phi Ôm với cả trung đội, với dân làng Đê Ka…. Tập thể đồng bào dân tộc Tây nguyên là bức chân dung tinh thần của nhiều ngƣời có chung một loại phẩm chất , đạo đức, tính cách. Quả thực, những phẩm chất tinh thần của loại nhân vật tập thể nhƣ yêu nƣớc, yêu buôn làng, căm thù giặc, chiến đấu bất khuất là vẻ đẹp ngời sáng trong tâm hồn họ. Tuy nhiên, nhân vật tập thể chỉ xuất hiện để thực hiện các chức năng nghệ thuật: phản ánh quá trình vận động kì vĩ của số phận dân tộc Việt Nam nói chung và số phận dân tộc Tây Nguyên nói riêng trong những biến cố trọng đại của chiến tranh và cách mạng; minh chứng cho tƣ tƣởng sự đổi đời của nhân dân lao động nhờ công ơn của cách mạng.

Nhƣ vậy, cảm hứng sử thi – dòng cảm hứng tƣ tƣởng bao trùm thời đại văn học cách mạng, một dòng cảm hứng xuất hiện từ cách mạng tháng Tám, rồi tiếp tục tìm kiếm những phƣơng thức nghệ thuật thích hợp cho nó trong văn học chống Pháp và kết tinh rực rỡ trong văn học chống Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội từ 1960 đến 1975 tƣơng tác và gắn bó với quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong sáng tác của Y Điêng. Từ cảm hứng sử thi, chúng ta thấy xuất hiện trong sáng tác của Y Điêng hàng loạt hình tƣợng nhân vật mang phẩm chất có “mẫu số chung”. Đó là con ngƣời hoàn tất về phẩm chất con ngƣời xã hội. Đó là con ngƣời lịch sử số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phận – tâm hồn song trùng với lịch sử cách mạng dân tộc. Đó là con ngƣời có tính cách ổn định và ít bất biến, nếu có vận động cũng chỉ đi theo một con đƣờng tất yếu. Hình tƣợng con ngƣời anh hùng trong sáng tác Y Điêng mang đậm dấu ấn sử thi của một thời đại anh hùng. Điều này ta cũng dễ dàng bắt gặp trong những trang văn xuôi viết về Tây Nguyên giai đoạn 1945 – 1975. Đó là anh hùng Núp, anh Cầm, anh Thế trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; là Mai, Dít, Heng, T’Nú trong

Rừng xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Họ gặp nhau ở tính chung – khái quát hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao độ để tƣơng đồng về phẩm chất con ngƣời xã hội mang tính lý tƣởng trong nhân cách. Đó là những con ngƣời nhân đạo và anh hùng. Khái niệm nhân đạo ở đây biểu hiện cụ thể ở tình yêu thƣơng giành cho quê hƣơng, đất nƣớc, cho ngƣời thân, cho đồng chí, đồng bào, cho vẻ đẹp thiên nhiên, ở lòng cao thƣợng và sự khoan dung giành cho những kẻ thất thế và cũng chính bởi giàu yêu thƣơng mà con ngƣời Tây Nguyên mới căm thù giặc, chiến đấu bất khuất anh hùng để bảo vệ những gì mình nâng niu yêu quý. Và chính ở đây, chúng ta đã bắt gặp một dấu hiệu sử thi đã hồi sinh đã trở lại trong văn xuôi giai đoạn này: Nhân vật anh hùng của sử thi cổ - trung đại mang vẻ đẹp lý tƣởng, đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh, khát vọng, chiến công và số phận của cả cộng đồng đã hồi sinh trong những dáng vẻ mới của văn xuôi hiện đại.

2.2.2. Kiểu nhân vật nhỏ bé, có số phận bất hạnh

Trong những sáng tác của Y Điêng ngoài những nhân vật là ngƣời anh hùng Cách mạng còn là những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, gặp nhiều bất hạnh trắc trở. Từng cá thể, từng mảnh đời thầm lặng góp phần tạo nên thế giới nhân vật phong phú trong sáng tác của Y Điêng. Lựa chọn những con ngƣời nhỏ bé, bình dị làm nhân vật trung tâm trong sáng tác của mình, Y Điêng quan tâm đến đời tƣ con ngƣời với những mất mát éo le, bất hạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là dƣới sự cai trị của thần quyền và cƣờng quyền. Nhà văn đi sâu vào những cảnh ngộ éo le, bất hạnh, ngang trái của họ để khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Điều đó chứng tỏ nhà văn không chỉ am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con ngƣời Tây Nguyên mà còn có trái tim yêu thƣơng giàu cảm thông với những đau khổ của con ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu “Văn học và đời sống là hai đƣờng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con ngƣời” [17]. Các nhà văn gửi gắm trong sáng tác của mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thƣơng con ngƣời. “Tình yêu này của ngƣời nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan, say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thƣờng trực về số phận, hạnh phúc của những ngƣời chung quanh mình” [20]. Có tình yêu lớn ấy nhà văn mới có thể cảm thông sâu sắc với những con ngƣời bất hạnh.

Gia đình nhỏ bé của Hơ Linh - một gia đình nghèo mà đầm ấm, hạnh phúc

(Chuyện trên bờ sông Hinh) nhƣng từ khi buôn làng dƣới ách đô hộ của bọn thực

dân thì bao tai họa đã giáng xuống, phá vỡ đi cuộc sống hạnh phúc đơn sơ, giản dị mà vốn lâu nay vẫn có. Bằng ngòi bút thấm đầy tinh thần nhân đạo cao cả, Y Điêng đã dựng lên số phận hai con ngƣời nhỏ bé mà kết thúc đều bằng những cái chết bi thảm, gây bao nỗi ám ảnh trong lòng ngƣời đọc. Đó là cái chết của ma và mí Hơ Linh “Mí Hơ Linh chết không phải do tuổi già mà bởi có những ngƣời làng làm không trúng. Ma Hơ Linh chết phải đòi nợ thằng Tây còn mí Hơ Linh chết bởi tập quán của cha ông để lại quá xấu” [1,270]. Nhƣ vậy, thế lực cƣờng quyền dƣới tay bọn chánh tổng, bọn Tây đã cƣớp đi sinh mạng cha Hơ Linh, còn thế lực thần quyền trong tay bọn lắm tiền nhiều của đã cƣớp đi sinh mạng của mí Hơ Linh. Hai thế lực hắc ám này đƣợc bọn thống trị sử dụng triệt để, để duy trì chế độ ngu dân hòng dễ bề cai trị. Bóng đen hắc ám trùm xuống gia đình nhỏ bé tội nghiệp này hay cũng chính là bao trùm lên toàn bộ các buôn làng Tây Nguyên nói riêng và các đồng bào dân tộc miền núi nói chung khiến họ không thể sống, không thể ngóc đầu lên đƣợc.

Nhà văn Tô Hoài cũng rất thành công trong việc miêu tả số phận của những con ngƣời miền núi Tây Bắc dƣới sự cai trị của thần quyền và cƣờng quyền. Cô Ảng trong Cứu đất cứu mường từ tục làm cuông mỗi năm cho nhà quan, tục tìm nàng hầu trong đám ngƣời tới ở cuông, trở thành vật chuyên tay hầu chăn đệm cho các quan lang, quan châu. Tục ngả vạ ngƣời đàn bà chửa buộm, tục không có chồng, trong nhà không có đàn ông..khiến cuộc đời cô Ảng bƣớc sang một trang đầy nƣớc mắt “mẹ đành ôm con đi la liếm, vét cối giã gạo ngoài suối” [20], năm

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 45 - 104)