Miêu tả nhân vật qua tái hiện đời sống nội tâm

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 64 - 67)

Nằm trong nền văn học sử thi Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, xuất phát từ đặc điểm con ngƣời Tây Nguyên có đời sống nội tâm ít phức tạp, các nhân vật trong sáng tác của Y Điêng thiên về hành động chứ không phải là nhân vật tâm lý. Bởi vậy, tính cách của nhân vật đƣợc xây dựng chủ yếu thông qua hành động của nhân vật chứ không phải thông qua những diễn biến tâm lý phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2

Tên tác phẩm Số lần xuất hiện hành động

Số lần diễn biến

nội tâm Tỷ lệ

Chuyện trên bờ Sông Hinh 268 32 1:8

Trung đội ngƣời Bahnar 247 15 1:16

Ông già K’Rao 26 3 1:8

Ngƣời buôn Tría 13 2 1:6

Lửa trong tay chúng tôi 19 3 1:6

Với những số liệu ấy, nhân vật của Y Điêng cứ khoảng 8 lần xuất hiện hành động mới có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm. Ông miêu tả nhân vật thiên về hành động hơn là diễn biến nội tâm. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của sáng tác theo khuynh hƣớng sử thi giai đoạn 1945 – 1975. Đến các tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975, số lần diễn biến nội tâm xuất hiện đã tăng lên trong xu thế hƣớng nội nhƣ tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai cứ hai lần xuất hiện hành động lại có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm.

Sắc thái nội tâm nhân vật thể hiện trực tiếp bằng dòng ý thức, qua sắc điệu lời nói và qua những nét biến chuyển, thay đổi về ngoại hình. Miêu tả sắc thái nội tâm nhân vật chính là con đƣờng khám phá cái “tôi” bí ẩn của con ngƣời. Trong truyện ngắn Y Điêng những con ngƣời Tây Nguyên với cái “tôi” bí ẩn dần đƣợc hé lộ trên từng trang sách. Một số nhà văn khi viết về cuộc sống con ngƣời miền núi thƣờng chủ quan chụp mũ cho nhân vật những thói xấu, những tính cách thô thiển, hay nhẹ dạ ngờ nghệch, khờ khạo….Nên những nhân vật miền núi của họ chỉ đƣợc miêu tả nhƣ những con ngƣời bất động. Y Điêng đã khắc phục đƣợc những quan điểm mang tính chủ quan đó. Nhà văn nhìn nhận nhân vật bằng con mắt ƣu ái, với tƣ tƣởng nhân đạo sâu sắc, nên các nhân vật của ông dù ở thái cực nào vẫn tự do và chủ động bộc lộ bản chất của mình qua những vận động biến chuyển của thế giới nội tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi miêu tả nội tâm nhân vật, tác giả sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để miêu tả nhân vật, qua đó nhân vật tự bộc lộ thế giới tinh thần của mình. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là những ý nghĩ thầm kín của nhân vật, lời nhủ thầm của nhân vật. Độc thoại nội tâm là thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bầy nội tâm nhân vật, miêu tả nó từ bên trong làm lộ rõ con ngƣời tinh thần – con ngƣời bên trong của nhân vật.

Độc thoại nội tâm trong sáng tác Y Điêng thƣờng xuất hiện dƣới dạng lời trực tiếp và nửa trực tiếp. Tác giả trực tiếp phơi bày, phân tích tâm lý nhân vật nhƣng đến một lúc nào đó thì tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch ròi. Đứng trƣớc cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp, anh Siu Nay trong Trung

đội người Bahhnar đã bộc lộ những suy nghĩ của mình “anh Siu Nay nghĩ – với

mây trời và thiên nhiên ấy, ngƣời dân tộc ấy phải đƣợc sống hòa bình và hạnh phúc mới đƣợc chứ” [6,48]. Chính những suy nghĩ ngày đêm thôi thúc trong anh đã khiến anh quyết tâm đến những vùng tổ quốc xa xôi cùng bà con đứng lên đấu tranh chống lại chế độ Mĩ ngụy vẫn ngày đêm đè nặng lên cuộc sống không cho dân làng một giây phút bình yên, hạnh phúc. Những thay đổi trong suy nghĩ của Y Thoa trong Chuyện trên bờ sông Hinh cũng đƣợc tác giả tập trung miêu tả kĩ lƣỡng, giúp chúng ta thấy đƣợc quá trình giác ngộ đấu tranh từ tự phát lên tự giác của anh. Anh hiểu đƣợc mối thù giữa buôn làng và bọn Mĩ ngụy cũng nhƣ con đƣờng tìm tới hòa bình, hạnh phúc. Tất cả những suy nghĩ của anh đƣợc tác giả miêu tả rất tinh tế bằng những lời độc thoại nội tâm trực tiếp “Thằng Tây nó nhƣ một bóng cây lớn mà dƣới cái tán của nó là miếng rẫy, là ngƣời Ê đê mình, bị tán cây lớn che không thể ngoi lên đƣợc. Bốn mùa không đƣợc hƣởng bầu trời trong xanh, mùa mƣa thì từng giọt mƣa rơi làm trụi gốc rồi chết dần chết mòn đi. Muốn cho đám rẫy xanh tốt, chính ngƣời chủ phải đốn hoặc đốt dần từng năm. Cây lớn ấy chết đi thì các loại cây trồng mới vƣơn lên tắm ánh nắng, hƣởng gió lành và mƣa ngọt đâm chồi, ra hoa kết trái” [1,184]. Chính những suy nghĩ biến chuyển theo chiều hƣớng tích cực diễn ra trong nội tâm khiến anh quyết tâm đi theo cách mạng .

Trong sáng tác Y Điêng, nội tâm nhân vật hiện lên chủ yếu qua lời kể và miêu tả của nhân vật ngƣời kể chuyện, ít khi hiện lên qua lời độc thoại nội tâm trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp của nhân vật. Khi xây dựng các nhân vật dị dạng về nhân cách, tác giả cũng chú ý khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật, phanh phui mổ xẻ tâm hồn nhân vật, khiến nó phơi bày toàn bộ tính cách. Nhà văn đã đi tận cùng căn nguyên của mọi hành động tội lỗi trong con ngƣời xấu xa, bẩn thỉu nhƣng nhân vật trong sáng tác Y Điêng ít giằng xé đấu tranh, dằn vặt, day dứt trong tâm hồn, những kẻ ác và những kẻ làm điều ác ít băn khoăn về hành động tội lỗi của mình. Trong việc thể hiện thế giới nội tâm nhân vật, để đạt đến hay chƣa đạt đến yêu cầu của “phép biện chứng tâm hồn”, điều này chỉ có thể nói về đặc điểm sở trƣờng hay sở đoản của nhà văn chứ bản thân chƣa bao hàm sự đánh giá chất lƣợng. Vì có những nhà văn tài năng, có tên tuổi nhƣng vẫn không có sở trƣờng về biện pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong xây dựng nhân vật.

Nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc trong sáng tác của Y Điêng chƣa nhiều. Hiện diện trên trang sách của nhà văn vẫn chủ yếu là những nhân vật hành động với những cử chỉ, việc làm, lời nói cụ thể. Nhà văn chƣa giành nhiều tâm sức đi sâu vào miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật. Vì thế nhân vật của ông ít chiều sâu nội tâm. Một trong những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Y Điêng là nhân vật hành động. Thế mạnh ấy đồng thời cũng là những hạn chế của ông. Khi nhà văn tâm huyết thể hiện hành động của nhân vật cũng là lúc tác giả để lại một khoảng trống thế giới tâm hồn của họ. Vì thế ông ít khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, sự bừng tỉnh trí tuệ và hầu nhƣ cũng chƣa có nhân vật trí tuệ nào đƣợc miêu tả thành công trong tác phẩm của ông. Tuy vậy, thế giới nhân vật trong sáng tác Y Điêng vẫn thu hút đƣợc độc giả, bởi ở đó, ngƣời đọc tìm đƣợc chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, thấy đƣợc những dấu ấn của dòng văn học sử thi truyền thống in đậm trong tác phẩm của nhà văn Tây Nguyên này

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 64 - 67)