Miêu tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 62 - 64)

Ngƣời Tây Nguyên nói riêng và con ngƣời miền núi nói chung có một đặc điểm: ít bộc lộ nội tâm bằng ngôn ngữ mà chủ yếu qua hành động. Nhân vật trung tâm trong sáng tác Y Điêng là những con ngƣời Tây Nguyên anh hùng – những con ngƣời đƣợc ví nhƣ núi đá biên thùy trầm lặng, ít nói, giấu bao nhiêu sục sôi, dữ dội trong im lặng. Các hành động của nhân vật hoặc đi kèm lời nói hoặc tồn tại độc lập, có thể nhận xét rằng: nhân vật Y Điêng chủ yếu nói bằng hành động, những hành động (dù mang ý nghĩa tích cực của nhân vật lý tƣởng hay mang ý nghĩa tiêu cực của nhân vật phản diện) thì đều quyết liệt, bất ngờ “bùng nổ” mang đậm bản sắc văn hóa riêng của con ngƣời Tây Nguyên.

Đối với những ngƣời anh hùng cách mạng thì hành động của họ đầy quyết liệt, dứt khoát. Lòng căm thù giặc của ông già Kơ Rao đƣợc thể hiện qua hành động “tay ông bóp nát miếng sắn còn lại từ lúc nào không hề biết. Ngƣời ông run lên, ông nghiến hai hàm răng lại, gầm trong cổ họng” [7,19]. Từ lòng căm thù sục sôi, chất chứa đó ông đã cùng dân làng cầm vũ khí đứng dậy đánh đuổi bọn ác ôn nhƣ một hệ quả tất yếu sau bao ngày kìm nén. Hành động và lời nói của anh Nguyễn Lợi và anh Hồ Thu – hai ngƣời tù cách mạng trong Chuyện trên bờ sông Hinh cũng thật dữ dội, mạnh mẽ đã làm thay đổi bao suy nghĩ trong con ngƣời Y Thoa khiến anh dần giác ngộ. Khi chứng kiến cảnh thằng Tây đánh vào thằng cai ngƣời Ê đê, tác giả đã dựng lên đoạn đối thoại đầy hàm ý giữa ba ngƣời tù

“- Phải cứng hơn sắt thép đi. – anh Lợi vừa đập búa xuống, ý muốn không để đánh mình thì…

Vừa lúc đó anh cũng lật nhanh thanh sắt – Phải thế này.” [7,183-184]

Lời nói của hai anh “Phải cứng hơn sắt thép đi”, “phải thế này”cũng nhƣ hành động “đập búa xuống”, “lật nhanh thanh thép” chứng tỏ đƣợc lòng căm thù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giặc, ý thức cách mạng sâu sắc của hai ngƣời tù Cộng sản. Muốn bọn Tây không còn áp bức bóc lột đồng bào, mình phải mạnh hơn nó. Muốn nhƣ vậy chỉ còn cách đứng lên đấu tranh, đánh đuổi chúng ra khỏi đất nƣớc.

Trong thế giới nhân vật của Y Điêng, không chỉ nhân vật tích cực có phẩm chất đƣợc bộc lộ trực tiếp qua hành động, lời nói mà các loại nhân vật khác, tính cách, thói tật cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Từ hành động của những nhân vật bị tha hóa – bắt nạt kẻ yếu, khúm núm với kẻ mạnh của Y Sô (Chuyện trên bờ

Sông Hinh)…đến hành động của những kẻ bán nƣớc – bắt bớ, tra tấn những ngƣời

Cộng sản (Lửa trong tay chúng tôi)…đều đƣợc thể hiện nhất quán trong phƣơng thức thể hiện nhân vật dƣới ngòi bút của Y Điêng.

Miêu tả nhân vật Y Sô trong Chuyện trên bờ sông Hinh, là kẻ lợi dụng sức mạnh cƣờng quyền bắt nạt kẻ yếu. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất đắt để miêu tả hành động của hắn nhƣ: “tên Y Sô vẫn ngồi chễm chệ ở hiên nhà theo dõi đàn ngựa và dân làng đuổi bắt toán ngƣời lại” [1,12]. Khi bắt đƣợc toán ngƣời Kinh hắn ta “vừa nói vừa kéo tai anh ta lên” rồi “hắn vừa nói vừa kéo cái tai càng lên cao” [1,12-13]. Còn đối bọn Tây hành động của hắn đúng là một con chó trung thành với chủ khúm núm, nịnh nọt “Bọn Tây đến gần nhà, Y Sô tƣơi cƣời ra ngoài hiên ngồi rồi nhanh chóng chạy xuống cầu thang. Bọn Tây càng đến gần Y Sô càng quỳ lụy” [1,74], cùng với việc gọi chúng bằng “ông lớn”, “nhờ các ông lớn chúng ta mới thoát khỏi âm mƣu của bọn Cộng sản đấy” [1,206].

Rồi tiếp đó là những lời nói bộc lộ rõ bản chất độc ác, tham lam của Y Sô. Chính hắn xúi bẩy ông Ma Thin dồn mí con Hơ Linh vào bƣớc đƣờng cùng nhƣng khi ông Ma Thin thua cuộc cũng chính hắn lại tham lam đến nhà ông ma Thin đòi bò, đòi chiêng, đòi ché:

“ - Đụng vào cái gì chứ, đụng vào cái họ lớn này là không đƣợc. Họ ta lâu nay có việc gì đâu, thế rồi đột nhiên nghi rồi bắt. Tôi thƣơng mí con Hơ Linh.

- Bên đó bàn gì mà lâu thế? Đã xếp đủ hai mƣơi lăm con bò chƣa? Thế bao giờ bên ấy cho chúng tôi đến dắt đây?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật Y Măn trong Lửa trong tay chúng tôi với hành động của hắn khi tra tấn những ngƣời buôn làng mà hắn nghi là Cộng sản đã lột tả đƣợc bộ mặt thú dữ của hắn. Hắn đƣa ngƣời làng đến nơi đã chuẩn bị sẵn “đó là những cái hố đào sâu bằng bàn tay vừa lọt đầu gối, đƣới hố xếp chi chít những hòn sỏi và cạnh đó những khúc gỗ to nằm ngổn ngang, đó là những dụng cụ tra tấn dã chiến” [1,122]. Kèm theo đó là những lời nói hăm dọa của tên chó săn đầy nguy hiểm, lọc lõi trong nghề tra tấn con ngƣời “Cây mía – mật ong – các ngƣơi không chịu ăn uống. Y Măn này chƣa hề thua ai bao giờ. Nay ta cho các ngƣời cái thứ này, nếu ở đây chƣa thấy gì, lên thị xã Buôn Ma Thuột ăn thứ khác ngon hơn” [1,122].

Bút pháp nghệ thuật khi xây dựng kiểu loại nhân vật này gần gũi với bút pháp dân gian khi xây dựng những nhân vật đại diện cho cái ác. Tuy nhiên với bút pháp này, Y Điêng mới chỉ làm nổi bật bản chất loại hình của chúng, còn phƣơng diện cá thể hóa của chúng còn mờ nhạt. Với các nhân vật phản diện vẫn có sự giản đơn, sơ lƣợc và một chiều. Đây là hạn chế của Y Điêng và cũng là hạn chế chung của các cây bút thời kì này khi viết về các nhân vật phản diện.

Từ nhân vật có tên đến nhân vật không tên, từ nhân vật chính diện đến nhân vật phản diện từ miêu tả trực tiếp bằng hành động đến miêu tả bằng ngôn ngữ, từ những nét cơ bản nhất đến tính cách đa diện; dù đậm nhạt khác nhau nhƣng văn xuôi Tây Nguyên đã để lại nhiều nhân vật gây ấn tƣợng mạnh mẽ trong lòng ngƣời đọc. Dù chƣa phải là bức tranh nổi bật, nhƣng việc xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ và hành động, văn xuôi Y Điêng đã có một mảng riêng và làm nên những thành công nhất định.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 62 - 64)