Kiểu nhân vật nhỏ bé, có số phận bất hạnh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 50 - 53)

Trong những sáng tác của Y Điêng ngoài những nhân vật là ngƣời anh hùng Cách mạng còn là những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, gặp nhiều bất hạnh trắc trở. Từng cá thể, từng mảnh đời thầm lặng góp phần tạo nên thế giới nhân vật phong phú trong sáng tác của Y Điêng. Lựa chọn những con ngƣời nhỏ bé, bình dị làm nhân vật trung tâm trong sáng tác của mình, Y Điêng quan tâm đến đời tƣ con ngƣời với những mất mát éo le, bất hạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là dƣới sự cai trị của thần quyền và cƣờng quyền. Nhà văn đi sâu vào những cảnh ngộ éo le, bất hạnh, ngang trái của họ để khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Điều đó chứng tỏ nhà văn không chỉ am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con ngƣời Tây Nguyên mà còn có trái tim yêu thƣơng giàu cảm thông với những đau khổ của con ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu “Văn học và đời sống là hai đƣờng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con ngƣời” [17]. Các nhà văn gửi gắm trong sáng tác của mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thƣơng con ngƣời. “Tình yêu này của ngƣời nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan, say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thƣờng trực về số phận, hạnh phúc của những ngƣời chung quanh mình” [20]. Có tình yêu lớn ấy nhà văn mới có thể cảm thông sâu sắc với những con ngƣời bất hạnh.

Gia đình nhỏ bé của Hơ Linh - một gia đình nghèo mà đầm ấm, hạnh phúc

(Chuyện trên bờ sông Hinh) nhƣng từ khi buôn làng dƣới ách đô hộ của bọn thực

dân thì bao tai họa đã giáng xuống, phá vỡ đi cuộc sống hạnh phúc đơn sơ, giản dị mà vốn lâu nay vẫn có. Bằng ngòi bút thấm đầy tinh thần nhân đạo cao cả, Y Điêng đã dựng lên số phận hai con ngƣời nhỏ bé mà kết thúc đều bằng những cái chết bi thảm, gây bao nỗi ám ảnh trong lòng ngƣời đọc. Đó là cái chết của ma và mí Hơ Linh “Mí Hơ Linh chết không phải do tuổi già mà bởi có những ngƣời làng làm không trúng. Ma Hơ Linh chết phải đòi nợ thằng Tây còn mí Hơ Linh chết bởi tập quán của cha ông để lại quá xấu” [1,270]. Nhƣ vậy, thế lực cƣờng quyền dƣới tay bọn chánh tổng, bọn Tây đã cƣớp đi sinh mạng cha Hơ Linh, còn thế lực thần quyền trong tay bọn lắm tiền nhiều của đã cƣớp đi sinh mạng của mí Hơ Linh. Hai thế lực hắc ám này đƣợc bọn thống trị sử dụng triệt để, để duy trì chế độ ngu dân hòng dễ bề cai trị. Bóng đen hắc ám trùm xuống gia đình nhỏ bé tội nghiệp này hay cũng chính là bao trùm lên toàn bộ các buôn làng Tây Nguyên nói riêng và các đồng bào dân tộc miền núi nói chung khiến họ không thể sống, không thể ngóc đầu lên đƣợc.

Nhà văn Tô Hoài cũng rất thành công trong việc miêu tả số phận của những con ngƣời miền núi Tây Bắc dƣới sự cai trị của thần quyền và cƣờng quyền. Cô Ảng trong Cứu đất cứu mường từ tục làm cuông mỗi năm cho nhà quan, tục tìm nàng hầu trong đám ngƣời tới ở cuông, trở thành vật chuyên tay hầu chăn đệm cho các quan lang, quan châu. Tục ngả vạ ngƣời đàn bà chửa buộm, tục không có chồng, trong nhà không có đàn ông..khiến cuộc đời cô Ảng bƣớc sang một trang đầy nƣớc mắt “mẹ đành ôm con đi la liếm, vét cối giã gạo ngoài suối” [20], năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tháng trôi đi mƣời mấy năm đã qua, “rách quá, ốm quá, già quá. Chẳng mấy lâu mà ngƣời Mƣờng Cơi đều gọi cô Ảng là bà lão Ảng, bà lão Ảng ăn mày” [35].

Số phận của Hơ Linh cũng trải qua bao đau khổ. Bị tên Y Sô toan hãm hại đời con gái rồi gia đình bị vu là có ma lai, ma chết, mí chết, ngƣời yêu bị đi tù. Dƣờng nhƣ tất cả mọi bất hạnh đổ ụp xuống đầu cô gái tội nghiệp. Xinh đẹp, giỏi giang, hiếu thảo, lẽ ra cô phải đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc nhƣng cuộc đời cô không một ngày yên ổn. Trong cuộc cá cƣợc để chứng minh gia đình mình là trong sạch, không có ma lai, vì quá nghèo, Hơ Linh bị đem ra là vật trao đổi. Nếu thua cuộc “Họ đem Hơ Linh đi bán cho ngƣời Gia Rai để trả nợ” [1,253]. Cô Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng đâu khác gì Hơ Linh? Xinh đẹp, hiếu thảo, có tài, đã từng là ƣớc mơ của bao chàng trai – “trai đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị” [21]. Nhƣng số phận cô gái xinh đẹp ấy cũng không thể trốn chạy đƣợc hiện thực nơi này. Tục cho vay nặng lãi, tục cƣớp vợ, trình ma, buộc Mị phải chấp nhận số phận đã an bài. Trong xã hội cũ sức mạnh thần quyền đã đè bẹp dƣờng nhƣ hoàn toàn sức phản kháng của mỗi con ngƣời. Sống dƣới bàn tay tàn bạo của chúa đất, chúa rừng, ngƣời dân nghèo lƣơng thiện tƣởng nhƣ mãi mãi chỉ là con sâu, cái kiến nếu nhƣ không có sự thức tỉnh của cách mạng.

Đọc những trang văn tái hiện những trang đời bất hạnh đầy trắc trở, có cảm giác Y Điêng đang nói hộ ƣớc mơ, giãi bày éo le uẩn khúc và niềm mong mỏi của những con ngƣời nhỏ bé bình dị ở vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió này. Dƣới ngòi bút của nhà văn, bức tranh hiện thực xã hội miền núi hiện lên với những xung đột âm thầm mà gay gắt của xã hội cũ, vừa là những xung đột muôn thủa của số phận con ngƣời. Đó là xung đột giữa con ngƣời lƣơng thiện nhỏ bé với thế lực cƣờng quyền, thần quyền; xung đột giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với những rào cản của lễ giáo, hủ tục; giữa ƣớc mơ và thực tại phũ phàng. Nhà văn không quan sát, mô tả bề ngoài mà nắm bắt và tái hiện đƣợc sự vận động bên trong của đời sống ở vùng rừng núi xa xôi. Mỗi cuộc đời, mỗi một số phận là một mảnh nhỏ của hiện thực, dẫn dắt ngƣời đọc nƣơng theo những niềm đau, lắng sâu bao xót xa, vật vã trong bi kịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 50 - 53)