Kiểu nhân vật phản diện, tiêu cực tha hóa

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 53 - 56)

Đó là các nhân vật ác ôn Ngụy cùng bè lũ tay sai của thực dân đế quốc từng xuất hiện trong những sáng tác viết về đề tài chiến tranh Cách mạng: thằng Xăm

(Hòn Đất – Anh Đức); thằng Ba Phổ (Gia đình má Bảy – Phan Tứ); Hứa Xâng (Đất

Quảng – Nguyễn Trung Thành); còn đây là tên Y La, Y Măn (Lửa trong tay chúng

tôi); Y Sô (Chuyện trên bờ Sông Hinh) trong sáng tác của Y Điêng…

Trƣớc hết, lũ ác ôn tay sai này mang những đặc điểm của kiểu nhân vật loại hình. Đây là một hệ thống hình tƣợng nhân vật tập trung thể hiện cho những phẩm chất đạo đức, tính cách của một loại ngƣời trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Có thể xếp chúng vào nhân vật tha hóa kiểu mới. Nếu nhƣ nhân vật tha hóa của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 còn ở vị trí nạn nhân khiến ngƣời đọc xót thƣơng, thông cảm, thì loại nhân vật tha hóa kiểu mới này đều là những tội nhân đáng căm ghét, ghê tởm. Chúng đã bị thú vật hóa bởi những thủ đoạn và âm mƣu đen tối của bọn thực dân đế quốc. Chúng trở thành ác quỷ reo rắc tội ác do sự sai khiến của đồng tiền và dục vọng.

Nhân vật phản diện, tha hóa trong sáng tác của Y Điêng là những con rối trong tay lũ quan thầy Pháp – Mĩ. Hầu hết, các nhân vật phản diện xuất hiện nhƣ những công cụ tay sai tầm thƣờng nhất trong tay các ông chủ. Quá trình thú vật hóa ở chúng sóng đôi với quá trình lƣu manh hóa. Tên Y La, Y Măn trong Lửa trong tay

chúng tôi là những đại diện tiêu biểu cho nhân vật loại này, tên Y La phó ty cảnh sát

“cả tỉnh biết hắn là một tên ác ôn. Đã mấy lần ôm chân thực dân Pháp đẻ ra hắn, rồi ôm chân phát xít Nhật và bây giờ ôm chân đế quốc Mĩ” [7,111-112]. Tên đại úy Y Măn “hắn đã trải qua hai đời lính của Pháp và bây giờ là Mĩ.” [1,118]. Chúng là một lũ vừa lƣu manh về bản chất vừa bạc nhƣợc về tinh thần, là con rối của lũ tay sai cấp trên. Chỉ với những dòng giới thiệu ngắn ngủi, tác giả đã dựng lên trƣớc mắt ngƣời đọc những tên đầy tớ, tay sai trung thành nhất của bọn đế quốc thực dân. Nhƣng Y Măn chỉ là một tên thú cùng đƣờng. Mọi công việc của y đang làm đó không phải do bản thân, mà do bàn tay lông lá của kẻ khác “ Y Măn chỉ là một con chó không hơn không kém, chủ Mỹ chỉ tay cho nó theo, thả tay cho nó ăn, cho cắn ngƣời giàu nghèo nó cũng không từ” [1,112]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng còn là những con quỷ khát máu hành động bạo tàn vì những dục vọng đen tối “chúng không khác gì bầy chó sói” [7,104]; “bao nhiêu ngƣời dân đã ngã xuống từ tay hắn” [7,118]. Có thể nói dục vọng đen tối là động lực chi phối các nhân vật phản diện này. Dục vọng và hành động của chúng đƣợc miêu tả theo quy luật nhân quả: dục vọng nào, hành động ấy. Với những con ngƣời – thú “chống cộng” để lấy tiền thƣởng, cam tâm làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc, để từ những thành phần lƣu manh ngoi lên các địa vị xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu chém giết và hƣởng lạc này, thất bại của chúng là tất yếu. Chúng xuất hiện với những hành động tàn bạo và hầu nhƣ không có đời sống nội tâm. Y Điêng cũng giống nhƣ các nhà văn Việt Nam khác thời kì này nhƣ Nguyễn Trung Thành, Anh Đức…sáng tác theo khuynh hƣớng: Càng tô đậm lực lƣợng bóng tối bao nhiêu thì càng đề cao lực lƣợng ánh sáng bấy nhiêu! Chúng đại diện cho tƣ tƣởng phản cách mạng, phản tiến bộ trong cuộc giao tranh với tƣ tƣởng cách mạng tiến bộ của thời đại.

Nhân vật phản diện, tha hóa trong sáng tác của Y Điêng không chỉ đơn giản là những tên tay sai, những công cụ mù quáng chỉ biết chém và giết mà còn là những nhân vật đƣợc khắc họa thật rõ nét và sống động tuy không nhiều. Chúng ta cảm thấy chúng nhƣ bằng xƣơng, bằng thịt đang đi lại, nói năng, hành động ngay trƣớc mắt. Tiêu biểu là nhân vật Y Sô trong Chuyện trên bờ Sông Hinh. Tính cách của Y Sô không “đơn phiến” mà phức tạp với sự kết hợp hài hòa nhiều thuộc tính, phẩm chất: Tham lam, háo sắc, khôn khéo và là tên tay sai đắc lực cho bọn thực dân.

Tính cách của Y Sô đã thay đổi hoàn toàn từ khi hắn lên làm chánh tổng. Hơ Linh là em gái họ của hắn, nhƣng trƣớc nhan sắc xinh đẹp và tính cách nết na của Hơ Linh, hắn nảy sinh dục vọng đen tối và muốn chiếm đoạt cô. Bị cự tuyệt, lợi dụng sức mạnh của thần quyền sẵn nắm trong tay để rửa mối hận, hắn rắp tâm hãm hại hai mí con Hơ Linh, vu cho mí con cô có ma lai rồi đuổi ra khỏi làng. Tham lam, chèn ép, hãm hại dân làng, hãm hại những ngƣời nghèo khó nhƣng đối với những tên chủ Tây hắn lại là một con chó trung thành, một tên đầy tớ mẫn cán, là công cụ, tay sai đắc lực cho bọn Tây, quay sang phản bội lại Cách mạng, phản bội lại nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bằng ngòi bút chất chứa căm hờn, ông đã lên tiếng tố cáo tội ác của những tên tay sai, những tên chó săn của bọn thực dân đế quốc. Bọn chúng là những kẻ trực tiếp cƣớp bóc, giết hại, gây ra bao nỗi đau, bao tội ác cho những ngƣời dân vô tội, gây ra bao tổn thất nặng nề cho cách mạng. Những tội ác mà chúng gây ra không ngòi bút nào kể xiết nhƣng nhân dân ta luôn sống với niềm tin “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”, chúng sẽ phải trả giá cho những gì chúng đã gây ra, đó là quy luật vận động tất yếu ở đời và thể hiện tƣ tƣởng nhân đạo của nhà văn.

* * *

Qua bức tranh xã hội, bản sắc văn hóa cũng nhƣ thế giới nhân vật, Y Điêng đã khẳng định đƣợc cá tính sáng tạo của mình với những nét riêng biệt độc đáo, đó là: Thế giới nhân vật của Y Điêng đƣợc xây dựng với cấu trúc hình tƣợng đậm chất sử thi phản ánh chân xác hiện thực lịch sử. Với cái nhìn nghệ thuật truyền thống luôn giành cho nhân vật chính diện những phẩm chất mang tính lý tƣởng hóa, giành cho nhân vật phản diện cái nhìn cực đoan: Cái xấu, cái ác ở chúng là tuyệt đối, ngoại hình “quỷ” trùng khít với tâm địa “quỷ”. Và đặc biệt những sáng tác của Y Điêng đậm đà bản sắc văn hóa Tây Nguyên, từ những kiểu nhân vật trung tâm, những giá trị văn hóa trong đời sống của ngƣời dân Tây Nguyên đến bức tranh tự nhiên, xã hội…Tất cả đều mang đậm không khí, hơi thở đặc trƣng của vùng văn hóa Tây Nguyên mà không thể trộn lẫn với bất cứ vùng miền nào khác. Chính điều đó làm nên những nét riêng và sức hấp dẫn trong sáng tác của Y Điêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA Y ĐIÊNG

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng (Trang 53 - 56)