Đánh giá về yếu tố “Chương trình tour”

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách quốc tế về chương trình du lịch dmz (demilitarized zone) của công ty hương bình travel (Trang 50 - 52)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.2.2.4.Đánh giá về yếu tố “Chương trình tour”

Bảng 9: Kết quả kiểm định thống kê mẫu theo cặp về đánh giá của du khách trước và sau chuyến đi về yếu tố “Chương trình tour”

Kiểm định mẫu theo cặp theo từng yếu tố trước và sau chuyến đi

(Paired Samples Test)

GTTB TCĐ GTTB SCĐ Khác biệt GTTB Sig. (2-tailed) Cặp 1 Điểm đến hấp dẫn 4.14 4.33 -0.18 0.04 Cặp 2 Được sắp xếp hợp lý 4.09 4.06 0.03 0.75

Cặp 3 Thời gian tham quan phù hợp 4.07 4.32 -0.25 0.00 Cặp 4 Tiến hành như thỏa thuận 3.89 4.12 -0.23 0.02

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3, 4 năm 2014)

Với cặp thứ nhất, “Điểm đến hấp dẫn”, với mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2 tailed) = 0.04 <0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch mang ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của khách du lịch trước và sau chuyến đi. Cụ thể, tiêu chí điểm đến hấp dẫn được du khách đánh giá hài lòng với GTTB SCĐ cao hơn nhiều so với GTTB TCĐ (sai lệch trị số trung bình mean là -0.18).

Đối với tiêu chí “Được sắp xếp hợp lý”, với mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2 tailed) = 0.75>0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch không mang ý nghĩa thống kê về sự kỳ vọng và cảm nhận của du khách. Cụ thể, tiêu chí được sắp xếp hợp lý không được du khách hài lòng. Nhìn vào cột khác biệt GTTB, ta thấy GTTB SCĐ thấp hơn so với GTTB TCĐ (sai lệch trị số trung bình mean là 0.03). Như vậy, khách hàng chưa thấy hài lòng bởi sự sắp xếp lịch trình tour của công ty.

Đối với tiêu chí “Thời gian tham quan phù hợp”, với mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2 tailed) = 0.00 <0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch mang ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của khách du lịch trước và sau chuyến đi. Thời gian tham

quan theo du khách là phù hợp, đa số đều cảm thấy hài lòng (GTTB SCĐ đi là 4.32, khoảng chênh lệch là -0.25)

Đối với tiêu chí cuối cùng, “Tiến hành như thỏa thuận” với mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2 tailed) = 0.02 <0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch mang ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của khách du lịch trước và sau chuyến đi. Cụ thể, tiêu chí này được du khách đánh giá hài lòng với GTTB SCĐ cao hơn nhiều so với GTTB TCĐ (sai lệch trị số trung bình mean là -0.23).

Biểu đồ 7: Sự chênh lệch GTTB đối với các tiêu chí trong yếu tố “Chương trình tour”

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3, 4 năm 2014)

Nhìn vào bảng ta thấy đa phần khách hài lòng với hành trình tour. Đối với các điểm tham quan hấp dẫn, đó chính là yếu tố thiết yếu trong mỗi chuyến đi du lịch, một chương trình du lịch có thu hút được nhiều khách hàng hay không là nhờ vào một phần các điểm tham quan và cách sắp xếp lịch trình sao cho hợp lý. Nhìn vào cột GTTB kỳ vọng, ta dễ dàng thấy được du khách đánh giá cao nhất yếu tố “điểm đến hấp dẫn” trong chương trình tour với giá trị mean là lớn nhất (4.14), sau đó là yếu tố “thời gian tham quan phù hợp”. Điều này cho thấy việc lựa chọn các điểm đến trong chương trình là điều mà công ty lữ hành cần quan tâm nhất trong chương trình tour để tối đa hóa sự hài lòng của du khách đối với yếu tố “chương trình tour”.

Kết hợp bảng này cùng với bảng đánh giá của du khách đối với từng điểm đến cụ thể, công ty cần nghiên cứu để làm mới hệ thống điểm đến trong lịch trình tour.

Tuy nhiên nhìn chung, xét về yếu tố “Chương trình tour” sau khi trải nghiệm, đa số khách hàng đều cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, công ty cần nghiên cứu kỹ hơn về tính hợp lý trong sắp xếp lịch trình tour để tối đa hóa sự hài lòng cho du khách.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách quốc tế về chương trình du lịch dmz (demilitarized zone) của công ty hương bình travel (Trang 50 - 52)