Đặc điểm về dân số, lao động và chất lượng nguồn lực

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 41 - 42)

Bảng 02: Biến động dân số thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009

1 Tổng số khẩu Người 240.284 244.501 310.782 315.785 Nam Người 119.554 122.421 158.576 161.216 Nữ Người 120.730 122.080 152.206 154.569 2 Tổng số hộ Hộ 56.441 57.406 72.694 73.438 3 Tỉ lệ gia tăng dân số % 1,99 1,76 1,67 1,61 4 Mật độ dân số Người/Km² 1.357 1.380 1.291 1.312

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng 02 ta thấy tình hình biến động dân số của thành phố tăng nhanh vào năm 2009, từ 240.284 người lên 315.785 người do sát nhập 2 huyện Đồng Bẩm và Cao Ngạn năm 2008. Tuy nhiên mật độ dân số giảm so với năm 2006,2007 do 2 xã mới chủ yếu là xã nông nghiệp, mật độ dân số thưa. Tỉ lệ gia tăng dân số cũng có xu hướng giảm dần từ 1,99% năm 2006 giảm xuống còn 1,61% năm 2009.

Như vậy, so với tỉnh Thái Nguyên thì thành phố Thái Nguyên là đơn vị có dân số đông đúc, mật độ dân số cao. Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn song cũng gây những áp lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt là áp lực về đất đai.

Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố khá cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2009 thành phố đã có rất nhiều cố gắng trong

việc giải quyết vấn đề lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo và giảm tỉ suất sinh thô. Kết quả đạt được như sau: Giải quyết việc làm cho 6.580 lao động, đạt 101% kế hoạch; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,15%, vượt 0,85% kế hoạch; giảm tỉ suất sinh thô còn 0,13 ‰. (kế hoạch là 0,16 ‰).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 41 - 42)