Các nguồn tài nguyên [3]

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)

+ Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là: 18.970,48 ha. Diện tích đất đô thị bình quân đầu người của thành phố thuộc loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và cả nước. Tuy quỹ đất thành phố không lớn nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn 316,39 ha và diện tích đất nông nghiệp còn lớn (Chiếm 1,66 %) nên thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị.

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ thưỡng năm 1999 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa

Diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), trong đó có các loại đất: Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có diện tích 3.125,35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

- Đất bạc màu

Diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15% và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

- Đất xám Feralit

Diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất: đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 chiếm 17,95%; đất xám Feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%. Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm 30,06% tổng DTTN, phần lớn tập trung ở các phường nội thành.

+ Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp 85 - 90% diện tích đất canh tác trong thành phố.

Nguồn nước ngầm: Thành phố có lượng nước ngầm phong phú ở hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên.

+ Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, chúng cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

+ Tài nguyên nhân văn

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trong đó có 18 phường và 10 xã với số dân gần 30 vạn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

+ Tài nguyên du lịch

Với vai trò trung tâm của tỉnh và vùng trung du miền núi phía bắc, thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tua du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hóa du lịch của tỉnh và vùng Trung du miền núi phía bắc. Trên địa bàn thành phố có một số danh lam thắng cảnh, cơ sở văn hóa và di tích lịch sử (trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh) như: Địa điểm

cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội cấn, Chiến khu ATK, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, chùa Hồng Long, chùa đán, chùa Phủ Liễn, Hồ Núi Cốc...

+ Thực trạng môi trường

- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư và sinh thái nói chung của thành phố.

- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thải độc và bẩn đã làm ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sông Cầu gây dư luận xã hội quan tâm nhiều, vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai. (Số liệu được thu thập từ Trung tâm Quan trắc môi trường).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)