Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 25 - 28)

Đất đai 2003, chúng ta tiến hành Tổng kiểm kê trong phạm vi cả nước lần 2 với 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến nay công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp, các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến đất đai liên tục được ban hành nhằm phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước cả nước

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao bằng các văn bản và chính sách đất đai. Điều này được xem như là một luận chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nó thể hiện qua các giai đoạn từ sau khi thống nhất đất nước cụ thể như sau:

- Trước những năm 1980: Sau ngày 30/4/1975, chúng ta đề ra kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế đất nước và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thống nhất đất nước. Hội đồng Chính phủ đã lập ra ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp. Trung ương đã triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ này chưa được coi là công tác của ngành quản lý mà chỉ được đề cập tới như là một phần của quy hoạch phát triển ngành Nông - Lâm - Nghiệp. Trong các phương án trên đều có đề cập đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Tuy nhiên tính khả thi của phương án còn thấp.

- Thời kỳ từ năm 1980 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986: Năm 1981, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ V, Đại hội đã quyết định xúc tiến

công tác điều tra cơ bản, lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 - 1990). Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, cán bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam thời kỳ 1986 - 1990. Mục đích đặt ra với tổng sơ đồ là: Tổng sơ đồ là cơ sở cho việc tiến hành quy hoạch, phân vùng chuyên môn hoá, vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp,…các quy hoạch xây dựng vùng (khu công nghiệp, dịch vụ, địa lý). Kết quả trong thời kỳ này hầu hết các quận, huyện, thị xã trong cả nước tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể.

- Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên 1987 đến trước Luật Đất đai 1993: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên được ban hành và có hiệu lực từ năm 1988, trong đó một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1988 chưa nói đến nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai. Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý đất đai ra thông tư số 106/1991/QH - KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này hướng dẫn lập quy hoạch đất đai một cách cụ thể. Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đã có cơ sở pháp lý quan trọng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch sử dụng đất đai cũng chưa đựơc xúc tiến như luật qui định. Do nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách của nền kinh tế thế giới. Qua hai năm thực hiện, nhiều tỉnh đã lập được quy hoạch cho một số xã trong tỉnh bằng nguồn kinh phí điạ phương. Đây cũng là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã trên phạm vi cả nước.

- Thời kỳ sau Luật Đất đai 1993 đến Luật Đất đai 2003 ra đời: Tháng 7/1993 Luật Đất đai 1993 được ban hành với nội dung đầy đủ hơn Luật Đất đai 1988. Từ đó công tác quy hoạch sử dụng đất bắt đầu được chú trọng thực

hiện sau một thời gian ngắn chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Tổng cục Địa chính đã chỉ đạo xây dựng thí điểm quy hoạch sử dụng đất đai tại một số địa phương làm căn cứ để thống nhất một số quy trình thành lập quy hoạch sử dụng đất đai, đến nay đã đạt được một số quy hoạch cụ thể.

Theo báo cáo của Chính phủ (2000) [1], căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước từ năm 1996 - 2000 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 01/1997/QH9, từ năm 1996 Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm (theo Điều 16 Luật Đất đai 1993) và kế hoạch hàng năm về chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích khác (theo Điều 23 Luật Đất đai 1993) và chỉ đạo các đơn vị hành chính cấp dưới thực hiện công tác này. Chính phủ đã chỉ đạo Tổng cục Địa chính cùng với các Bộ, Ngành có liên quan thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch hàng năm về chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích khác của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thời kỳ sau Luật Đất đai 2003 đến nay: Sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nề nếp hơn, trong đó có công tác thực hiện quy hoạch. Cụ thể như sau:

Quy hoạch sử dung đất đai cấp tỉnh: 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất (chiếm 59,10% số đơn vị cấp huyện), trong đó chỉ chủ yếu lập quy hoạch sử dụng đất

của các huyện còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các tỉnh, thành phố chưa được lập.

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: có 3.597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất (chiếm 34,2% số đơn vị cấp xã); 903 xã, phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai (chiếm 8,6% số đơn vị cấp xã), (Nguyễn Đình Bồng, 2006) [5].

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 25 - 28)