Đặc điểm về tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 38 - 41)

a. Tình hình phát triển chung

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và thành phố, Kinh tế - Xã hội của thành phố Thái Nguyên liên tục phát triển và ổn định từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.

+ Tăng trưởng kinh tế

Tuy chỉ chiếm 21,47% dân số toàn tỉnh và 2,2% dân số toàn vùng trung du miền núi Bắc Bộ nhưng thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ GDP đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh và Vùng. Trong 4 năm 2006-2009, nền kinh tế của thành phố đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng. Đặc biệt năm 2009 khi thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, Thành phố cũng không tránh được sự ảnh hưởng đó và mức tăng trưởng kinh tế có giảm so với các năm chỉ đạt 12,37%.(Phòng thống kê thành phố).

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm 2006-2009 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và tỷ trọng của khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng khối phi nông nghiệp tăng từ 96,43% năm 2006 lên 97,00% năm 2009 trong tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 3,57% xuống 3,0%. (Phòng thống kê thành phố).

Xét về ba ngành kinh tế lớn, tỷ lệ của ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản mặc dù tăng nhẹ (từ 69,70% lên 71,00%) và luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm của Tỉnh. Tỷ lệ ngành thương mại - dịch vụ tăng về giá trị và về tỷ lệ trong GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cần đạt đến đối với ngành dịch vụ của một đô thị. Hiện nay, xu thế chung tại hầu hết các đô thị là ngành dịch vụ phải chiếm ít nhất 50% tổng sản phẩm. Với vai trò đô thị trung tâm của vùng TDMNBB, thành phố Thái Nguyên cần đạt tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm cao hơn nữa. Còn khu vực nông- lâm nghiệp tăng về giá trị, nhưng giảm về tỷ lệ trong GDP phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của cả nước cũng như của Tỉnh.(Được thể hiện qua bảng số 01

Bảng 01. Thực trạng phát triển kinh tế TPTN giai đoạn 2006 - 2009

TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009

1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 6.187.000 7.158.000 8.339.000 9.370.000 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,26 15,71 16,50 12,37 3 Giá trị sx ngành nông nghiệp Triệu đồng 221.000 230.000 255.000 270.000 4 Giá trị sản xuất ngành CN - XD Triệu đồng 4.312.000 5.204.000 6.030.000 6.691.000 5 Giá trị sản xuất ngành TM - DV Triệu đồng 1.654.000 1.724.000 2.054.000 2.409.000

6 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp % 3,57 3,22 3,06 3,00 Công nghiệp - Xây dựng % 69,70 72,70 72,31 71,00 Thương mại - Dịch vụ % 26,73 24,08 24,63 26,00

b. Thực trạng phát triển các ngành * Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt: Năm 2009, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 31.547 tấn bằng 108,2 % kế hoạch và tăng 1,52 % (tăng 472 tấn) so với năm 2008, trong đó sản lượng thóc đạt 26.576 tấn, ngô đạt 4.971 tấn. Cây chè đã trồng mới và phục hồi ước đạt 91ha (nâng tổng số lên 1.170ha toàn địa bàn); Tổng sản lượng chè búp tươi đạt 12.211 tấn bằng 2.442,2 tấn che búp khô

- Chăn nuôi: Giai đoạn 2006- 2009, công tác chăn nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát. UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo khắc phục đồng thời triển khai biện pháp phòng ngừa nên tình hình chăn nuôi của thành phố vẫn phát triển ổn định, số lượng đàn trâu, bò, lợn được duy trì đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

* Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN)

Giai đoạn năm 2006-2009 ngành CN - TTCN trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn do biến động về giá xăng dầu và giá nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn nên giá trị sản xuất CN - TTCN đạt mức tăng trưởng khá cao, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển và vượt kế hoạch đề ra. Đến nay, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1996) trên địa bàn cả năm ước đạt 6.691 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2006. Trong đó giá trị sản xuất địa phương cả năm 2009 ước đạt 9.370 tỷ đồng và tăng 66,94% so với cùng kỳ năm 2006.

* Ngành thương mại - dịch vụ

Tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ tăng dần qua các năm và đều vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu ngành đang dần chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, khẳng định được vai trò trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Năm 2008, thành phố Thái Nguyên đã cấp giấy phép

đăng ký kinh doanh cho 1.719 hộ kinh doanh cá thể, với tổng số vốn đăng ký là 346 tỷ đồng, nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn lên 14.799 hộ với tổng số vốn 1.311 tỷ đồng. (Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của TPTN năm 2008).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)