Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên đã chủ động và có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng 9,8% năm đồng thời hỗ trợ vốn và huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm. Thực hiện chủ trương “lấy đất để xây dựng đô thị” đã góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Giao thông: Về đường bộ có 3 quốc lộ chạy qua thành phố đó là: Quốc lộ 3, quốc lộ 1B, quốc lộ 37. Thành phố có một bến xe khách tổng hợp được cải tạo, nâng cấp chất lượng tốt. Toàn thành phố có 422 km đường ô tô trong đó có 30 km đường quốc lộ, giao thông bên trong thành phố có chiều dài 60 km, đường nhựa 53,14 km, đường đá 4,28 km, đường cấp phối 2,04 km. Tuy nhiên để phù hợp với việc phát triển của thành phố như hiện nay cần đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng một số tuyến đường cho phù hợp với sự phát triển.
+ Đường sắt có tuyến quốc gia: Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - KĐp - Bãi Cháy và các tuyến địa phương. Có 3 ga: Ga Quán Triều, Thái Nguyên, Lưu Xá.
+ Đường thủy: Quan trọng là tuyến sông Cầu chảy qua thành phố 15 km. Hiện nay giao thông là một vấn đề trở ngại lớn nhất đối với TPTN nhất là giao thông nội thị. Ngoài các trục đường chính còn lại là các con đường nhỏ giữa các khu dân cư chủ yếu là đường đất gây khó khăn vào mùa mưa.
- Thuỷ lợi: Thuỷ lợi được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của thành phố. Hai hệ thống thuỷ nông sông Cầu và sông Công
có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định phát triển nông nghiệp. Thành phố đã xây dựng các công trình thuỷ lợi như: Đập Phúc Sen, Hồ Cây Si. Thành phố đã triển khai tốt công tác kiểm tra, xây dựng phương án phòng chống bão lụt, thường xuyên kiểm tra xử lý kịp thời những hành vi vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, chủ động hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do mưa lũ gây ra. Hiện tại có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000 m³/ngày, đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100 lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
- Hệ thống điện: Mạng lưới điện phát triển mạnh, 28 đơn vị thành phố đều có điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn cung cấp điện cho TPTN hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110KV và 220KV thông qua đường hạ thế xuống 35KV-12KV- 6KV/380V/220V và 95% các đường phố chính đều có đèn chiếu sáng ban đêm. Đồng thời công tác quản lý và sử dụng điện ngày càng được phát triển.
- Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục:
+ Công tác văn hóa - thể thao - thông tin: Được tăng cường chỉ đạo phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Hiện tại hàu hết các phường xã trong thành phố đã dành quỹ đất của địa phương xây nhà văn hóa tới từng tổ nhân dân, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trong nhứng năm tới thành phố cần mở rộng và nâng cấp các điểm nhà văn hóa rộng rãi và khang trang hơn tạo điều kiện cho nhân dân sinh hoạt.
+ Y tế: Hệ thống y tế của thành phố phát triển rất mạnh đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đã tổ chức khám chữa bệnh cho 101.500 lượt người trong đó điều trị nội trú cho 2.465 lượt người. Toàn bộ các phường xã trong thành phố đã xây dựng trạm y tế phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, Kiểm tra giám sát công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm và sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế như: Chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình y tế học đường, chương trình HIV- AIDS…
Triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả đề án xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế ở TPTN giai đoạn 2006 - 2010. Đến nay đã có 9/26 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
+ Giáo dục: Là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 cả nước, Hiện thành phố Thái Nguyên rất quan tâm tới việc phát triển, tạo mọi điều kiện như dành quỹ đất đai cho các trường học đóng trên địa bàn thành phố, trong sự nghiệp giáo dục đào tạo ngoài việc chăm lo đầu tư vật chất, thành phố chú trọng đến đội ngũ giáo viên giỏi học viên giỏi ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục các ngành học, cấp học ngày càng được nâng cao. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dạy học và thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” trong giáo dục. Triển khai việc điều động bổ nhiệm cán bộ quản lý và tăng cường giáo viên cho các trường. Duy trì công tác phổ cập, duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Đến nay trên địa bàn đã có 22 trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh những việc làm đã đạt được còn một số những bất cập như quỹ đất dành cho giáo dục còn thấp, cơ sở hạ tầng nhiều trường xây dựng đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp để phục vụ tốt hơn.