hoạch kế hoạch là một công cụ quản lý nhà nước.
3.5.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất kế hoạch sử dụng đất
- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đối với các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đồng thời rà soát đối chiếu các công trình dự án nào không khả thi do thiếu vốn cần phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh ngay trong năm.
- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Bổ sung đủ lực lượng cho chính quyền địa phương, thành lập một đoàn chuyên gia có chuyên môn cao về quy hoạch để chuyên phản biên, thẩm định, xét duyệt quy hoạch.
- Cần xác định rõ thẩm quyền - trách nhiệm của các cấp và thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp, kiểm tra, giám sát nội bộ hệ thống là rất cần thiết để đảm bảo tính thống nhất của quá trình quản lý trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, công nghệ hiện đại để hệ thống hồ sơ địa chính ngày 1 chất lượng, chính xác, được lưu trữ tốt hơn, giúp cho việc quản lý đất đai ngày càng đúng quy hoạch và Pháp luật.
- Đẩy mạnh Cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng (giảm thủ tục, giảm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ đầu tư trong thực hiện thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tinh thần phục vụ nhân dân cao...).
- Nghiên cứu khả năng áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài: mọi công trình xây dựng đều thực hiện thông qua các nhà thầu có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách pháp nhân, được phép hành nghề...