Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 31 - 102)

Thái Nguyên giai đoạn 2006-2009

- Công tác kiểm kê, thống kê đất đai. - Công tác đo đạc lập bản đồ.

- Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp. - Công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên năm 2009 (Đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp; Đất chưa sử dụng).

- Đánh giá việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2006-2009.

- Đánh giá việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2009.

* Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp

- Thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch như điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất của UBND thành phố Thái Nguyên.

+ Nguồn số liệu: Được lấy từ Phòng quy hoạch của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố, Cục thống kê tỉnh, và các phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên.

2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

- Tiến hành việc khảo sát thực địa để kiểm tra việc thực hiện các hạng mục công trình trong phương án đã thực hiện.

- Khảo sát thực địa, điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ; chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ tại thực địa (Đã khảo sát 28 phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên. Trong đó chú trọng đến các phường xã nằm ven thành phố: Phường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Quang Vinh, Tân Thịnh, Tân Lập,...).

2.4.3. Thừa kế các tài liệu sẵn có

- Cập nhật các số liệu đã được tổng kết, sử dụng và đã được phê duyệt.

2.4.4. Phương pháp dự báo

- Trên cơ sở kết quả thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất trong thời gian qua, yêu cầu phát triển của thành phố để đưa ra những dự báo sử dụng và phát triển quỹ đất trong thời gian tới.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. (Sở tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố, Sở Xây dựng, Lãnh đạo UBND thành phố. cán bộ lãnh đạo, địa chính các phường xã).

2.4.6. Thống kê xử lý số liệu

- Tổng hợp và xử lý số liệu trên Excel để loại bỏ những số liệu không cần thiết để có số liệu đúng với thực tế và đúng với hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu với các quy định hiện hành.

- Phân tích các số liệu đã thu thập được. Từ đó ta có thể đưa ra các nhận xét đánh giá sát với báo cáo.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Về vị trí địa lý và khí hậu, thuỷ văn

a. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha, ranh giới hành chính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình; - Phía Tây giáp huyện Đại Từ; - Phía Nam giáp thị xã Sông Công;

- Phía Bắc giáp huyện Phú Lương, Đồng Hỷ.

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Như vậy, vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

b. Địa hình địa mạo

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp

của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố là tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung địa hình thành phố đa dạng và phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ. Đặc biệt phần lớn có độ dốc nhỏ hơn 8˚ rất thích hợp với cây lúa, cây trồng cây hàng năm. Song địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi vì vốn đầu tư yêu cầu lớn.

c. Khí hậu, thuỷ văn + Đặc điểm khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh. (Nguồn số liệu lấy từ Đài khí tượng thủy văn thành phố Thái Nguyên) [3].

Như vậy khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

+ Thuỷ văn, nguồn nước (Nguồn số liệu lấy từ Đài khí tượng thủy văn thành phố Thái Nguyên)

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70-100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Nước sông Cầu được dùng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, về mùa cạn nước chảy qua thành phố Thái Nguyên đã bị nhiễm bẩn do nước thải của các khu công nghiệp trong vùng. Nhưng khi lượng nước sông nhiều nên vào mùa lũ thì nồng độ các chất hoá học không vượt quá tiêu chuẩn quy định.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, nó được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. [3]. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn theo ý muốn của con người.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên [3]

+ Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là: 18.970,48 ha. Diện tích đất đô thị bình quân đầu người của thành phố thuộc loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và cả nước. Tuy quỹ đất thành phố không lớn nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn 316,39 ha và diện tích đất nông nghiệp còn lớn (Chiếm 1,66 %) nên thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị.

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ thưỡng năm 1999 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa

Diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), trong đó có các loại đất: Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có diện tích 3.125,35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

- Đất bạc màu

Diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15% và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

- Đất xám Feralit

Diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất: đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 chiếm 17,95%; đất xám Feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%. Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm. (Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường TP cung cấp).

Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm 30,06% tổng DTTN, phần lớn tập trung ở các phường nội thành.

+ Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp 85 - 90% diện tích đất canh tác trong thành phố.

Nguồn nước ngầm: Thành phố có lượng nước ngầm phong phú ở hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên.

+ Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, chúng cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tài nguyên nhân văn

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trong đó có 18 phường và 10 xã với số dân gần 30 vạn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

+ Tài nguyên du lịch

Với vai trò trung tâm của tỉnh và vùng trung du miền núi phía bắc, thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tua du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hóa du lịch của tỉnh và vùng Trung du miền núi phía bắc. Trên địa bàn thành phố có một số danh lam thắng cảnh, cơ sở văn hóa và di tích lịch sử (trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh) như: Địa điểm

cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội cấn, Chiến khu ATK, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, chùa Hồng Long, chùa đán, chùa Phủ Liễn, Hồ Núi Cốc...

+ Thực trạng môi trường

- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư và sinh thái nói chung của thành phố.

- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thải độc và bẩn đã làm ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sông Cầu gây dư luận xã hội quan tâm nhiều, vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai. (Số liệu được thu thập từ Trung tâm Quan trắc môi trường).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

3.1.2.1 Đặc điểm về tình hình kinh tế

a. Tình hình phát triển chung

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và thành phố, Kinh tế - Xã hội của thành phố Thái Nguyên liên tục phát triển và ổn định từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.

+ Tăng trưởng kinh tế

Tuy chỉ chiếm 21,47% dân số toàn tỉnh và 2,2% dân số toàn vùng trung du miền núi Bắc Bộ nhưng thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ GDP đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh và Vùng. Trong 4 năm 2006-2009, nền kinh tế của thành phố đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng. Đặc biệt năm 2009 khi thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, Thành phố cũng không tránh được sự ảnh hưởng đó và mức tăng trưởng kinh tế có giảm so với các năm chỉ đạt 12,37%.(Phòng thống kê thành phố).

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm 2006-2009 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và tỷ trọng của khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng khối phi nông nghiệp tăng từ 96,43% năm 2006 lên 97,00% năm 2009 trong tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 3,57% xuống 3,0%. (Phòng thống kê thành phố).

Xét về ba ngành kinh tế lớn, tỷ lệ của ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản mặc dù tăng nhẹ (từ 69,70% lên 71,00%) và luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm của Tỉnh. Tỷ lệ ngành thương mại - dịch vụ tăng về giá trị và về tỷ lệ trong GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cần đạt đến đối với ngành dịch vụ của một đô thị. Hiện nay, xu thế chung tại hầu hết các đô thị là ngành dịch vụ phải chiếm ít nhất 50% tổng sản phẩm. Với vai trò đô thị trung tâm của vùng TDMNBB, thành phố Thái Nguyên cần đạt tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm cao hơn nữa. Còn khu vực nông- lâm nghiệp tăng về giá trị, nhưng giảm về tỷ lệ trong GDP phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của cả nước cũng như của Tỉnh.(Được thể hiện qua bảng số 01

Bảng 01. Thực trạng phát triển kinh tế TPTN giai đoạn 2006 - 2009

TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009

1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 6.187.000 7.158.000 8.339.000 9.370.000 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,26 15,71 16,50 12,37 3 Giá trị sx ngành nông nghiệp Triệu đồng 221.000 230.000 255.000 270.000 4 Giá trị sản xuất ngành CN - XD Triệu đồng 4.312.000 5.204.000 6.030.000 6.691.000 5 Giá trị sản xuất ngành TM - DV Triệu đồng 1.654.000 1.724.000 2.054.000 2.409.000

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 31 - 102)