Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 85 - 90)

a. Nguyên nhân từ Văn bản pháp quy

- Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai từ năm 1993 đến nay liên tục có sự điều chỉnh, bổ sung. Luật Đất đai mới được ban hành, việc tổ chức triển khai Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật đến các đối tượng quản lý, sử dụng cần một quá trình. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai còn hạn chế.

- Chính sách pháp luật về đất đai đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều văn bản dưới Luật đã được ban hành song còn chậm, nhiều điểm còn chưa thống nhất, bất cập, rất khó thực hiện đối với các địa phương như: chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý đối với tình trạng quy hoạch “treo”,vv…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nguyên tắc lập quy hoạch và nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất giống nhau là không hợp lý

+ Nội dung quy hoạch sử dụng đất đã được quy định tại Điều 23 của Luật Đất đai, Điều 12 và Điều 14 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất tại các điều này được áp dụng cho tất cả các cấp lập quy hoạch. Việc quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cả nước cũng tương tự như nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là không hợp lý, dẫn tới hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cá cấp chưa phù hợp

+ Chưa có quy định về làm rõ về phạm vi, mối quan hệ giũa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng làm cơ sở xác định và gắn kết, đảm bảo sự thống nhất giữa hai loại quy hoạch. Hiện nay, Quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất và nội dung quy hoạch xây dựng có mặt trùng lặp, chồng chéo, đặc biệt là trong khu vực đô thị; mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cũng chưa được xác định cụ thể

.+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 và khoản 4 Điều 27 của Luật Đất đai, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc ban hành nghị quyết xét duyệt, điều chỉnh của Chính phủ đòi hỏi phải theo quy trình với thời gian khá dài, trong khi nhiều trường hợp, nhất là những trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đòi hỏi phải thực hiện nhanh, kịp thời.

+ Luật đã có quy định cụ thể về quy hoạch sử dụng đất, về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, nhưng lại không quy định cụ thể về hình thức xử lý khi thực hiện vượt hay thực hiện rất kém so với chỉ tiêu đất đai được duyệt.

- Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các dự án chưa có tiêu chí cụ thể do đó khi đánh giá về nhu cầu sử dụng đất chưa sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Nguyên nhân do tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công tác lập quy hoach, kế hoạch sử dụng đất còn yếu, chưa sát với thực tế, chưa nắm bắt được các nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư trên địa bàn. Việc bố trí, phân bổ quỹ đất chủ yếu dựa vào quy hoạch phát triển các ngành trong khi quy hoạch các ngành cũng chưa thật sự ổn định và dựa vào việc đăng ký nhu cầu sử đụng đất của các tổ chức cá nhân mà không thẩm định chính xác về tài chính dẫn đến nhiều dự án “treo” không những gây lãng phí đất đai, bất bình trong nhân dân mà còn làm cho quy hoạch chung của thành phố trở nên bị động (phá hỏng quy hoạch chung của cả thành phố)

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch hiện nay được coi như để đăng ký nhu cầu còn thực hiện được hay không thì lại chưa xác định rõ trách nhiệm

- Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dừng ở việc giải quyết, sắp xếp theo loại mục đích sử dụng đất, chưa căn cứ vào tiềm năng sử dụng đất đai, chưa thực sự tính toán đầy đủ đến mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này cho thấy thực trang đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, sử dụng đất ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước còn lãng phí. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người sử dụng đất không tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Kế hoạch sử dụng đất là việc sắp đặt tiến độ triển khai quy hoạch sử dụng đất theo thời gian trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Thực tiễn triển khai trong thời gian qua cho thấy việc quyết định, xét duyệt kế hoạch sử dụng đất không sát với diễn biến trong quá trình thực hiện của địa phương.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và triển khai các dự án phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu từ việc thu hút các công trình, nhưng hầu hết các dự án đầu tư cơ sở, kể cả cấp huyện đều không nắm bắt được các thông tin này kịp thời nên thường bị động từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhiều dự án được lập quy hoạch, kế hoạch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng đất nhưng do yếu tố khách quan không chủ động được vốn ban đầu nên bị “trì trệ” và không có tính khả thi như việc triển khai về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm định nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thực hiện còn bị động, nhiều xã, thị trấn còn xem nhẹ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thậm chí không thực hiện việc báo cáo theo định kỳ, hoặc khoán trắng cho cán bộ địa chính báo cáo.

- Kinh phí lập quy hoạch còn hạn hẹp nên lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) theo Luật Đất đai 2003 của các thành phố Thái Nguyên chưa được lập và quy hoạch của các phường, xã lập muộn hơn so với quy định của Luật đất đai 2003 (quy hoạch phải được trình năm cuối của kỳ trước). Điều này dẫn đến việc thường xuyên phải bổ sung kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa hiệu quả, các ý kiến tham gia thẩm định chưa sâu, chưa cụ thể.

- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết cũng chưa được xác lập một cách chi tiết và cụ thể (do khối lượng công việc nhiều, kinh phí thiếu), thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị (do cơ quan khác nhau thực hiện, theo các quy trình khác nhau, trên bản đồ khác nhau). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đô thị hiện tại chỉ mang tính định hướng, thiếu tính khả thi, chưa phát huy được vai trò quản lý quá trình phát triển đô thị.

- Ít sự tham gia của địa phương vì quy hoạch do đơn vị tư vấn làm. Vì thế quy hoạch chưa hướng tới người dân, nhiều công trình dự án do không lấy ý kiến đóng góp của người dân nên khi xây dựng ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c. Nguyên nhân do tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức, thậm chí ở nhiều phường còn không công bố, niêm yết công khai. Chính vì thế ít có sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Việc triển khai thực hiện quy hoạch ít được cán bộ địa chính phường, xã quan tâm.

- Nhiều dự án đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường nhưng không đáp ứng đủ, kịp thời kinh phí bồi thường. Kinh phí địa phương còn hạn hẹp không đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các dự án nhất là nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, kinh phí đối ứng của địa phương, kinh phí để quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư...

- Việc chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường chưa kiên quyết, chưa xác định làm rõ trách nhiệm đối với cấp xã.

d. Nguyên nhân do quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch Cơ quan giám sát (HĐND các cấp):

Cơ quan Quản lý nhà nước:

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chưa được thường xuyên do thiếu cán bộ. UBND thành phố và các xã phường chưa kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của các đơn vị trên địa bàn, nhiều trường hợp vi phạm xử lý chưa kiên quyết.

+ Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà khiến cho công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả.

+ Vai trò thống nhất các ngành trong việc thiết lập một quy hoạch của cơ quan quản lý nhà nước chuya thực sự phát huy hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công tác thẩm định quy hoạch chưa thực sự chặt chẽ.

3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thành phố thái nguyên (Trang 85 - 90)