Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 94 - 95)

13 Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hảnh theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/

3.3.3.2. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ

yêu cầu về ngoại ngữ lại càng được đặt lên hàng đầu.

Quỹ cần chủ động đề xuất, kiến nghị đến các Bộ, ban ngành liên quan để xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút người tài vào Quỹ làm việc như: điều kiện làm việc, chế độ lương, môi trường làm việc…, cụ thể:

Về điều kiện và môi trường làm việc: Quỹ cần chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan sớm triển khai việc tìm địa điểm văn phòng làm việc của Quỹ, cần ổn định để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian tới. Quỹ có thể xây dựng mới trụ sở hoặc thuê văn phòng làm việc tại các vị trí thuận lợi cho các hoạt động giao dịch của Quỹ. Ngoài ra, Quỹ cũng cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc cho cán bộ, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, điều hành Quỹ

Về Chế độ lương: Do Quỹ là môt tổ chức tài chính đặc thù, theo quy định được hưởng lương và phụ cấp như đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, để thu hút nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao, Quỹ cũng cần chủ động báo cáo các cơ quan liên quan, nghiên cứu, xem xét quy định chế độ lương của Quỹ phù hợp với tính chất hoạt động và vai trò của Quỹ. Ngoài ra, Quỹ cần sớm nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cán bộ, từ đó đưa ra các cơ chế thưởng cho phù hợp và hấp dẫn

3.3.3.2. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động củaQuỹ Quỹ

Quỹ cần chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ đến các đối tượng quan tâm cũng như các đơn vị liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ chung về bảo vệ môi trường.

Công tác phổ biến, tuyền truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp các hình thức sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị làm đầu mối quản lý Nhà nước về môi trường và các hoạt động có liên quan tại Trung ương và địa phương như: Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại các Tỉnh, thành phố để tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động hỗ trợ của Quỹ

- Tổ chức các Hội thảo giới thiệu các chức năng nhiệm vụ và hoạt động hỗtrợ vốn của VEPF, trao giải thưởng Môi trường, lập trang Web, phát tin truyền hình… Quảng bá hình ảnh và hoạt động của VEPF thông các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo viết, báo hình, tạp chí chuyên ngành và báo điện tử với các trang mục, chuyên mục về môi trường.

- Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời với việc có các cơ chế hỗ trợ tài chính các dự án bảo vệ môi trường cho từng đối tượng như: các Sở, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội muốn được nhận hỗ trợ từ Quỹ.

. - Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện và xuất bản tài liệu giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Quỹ bằng nhiều ngôn ngữ, hình ảnh và bố cục cần sinh động hơn. Điều này một mặt nâng cao hình ảnh của Quỹ, quảng bá cho Quỹ, mặt khác thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn đến hoạt động của Quỹ.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tìm kiếm các hoạt động và các dự án; hướng dẫn, vận động các tổ chức kinh tế, xã hội,các doanh nghiệp cùng tham gia với Quỹ trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 94 - 95)