MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.3. Về nguồn vốn hoạt động của Quỹ
- Vốn điều lệ Quỹ: Theo Quyết định số 35/2008/QĐ - TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 500 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu bổ sung hàng năm được hình thành từ các nguồn sau đây:
* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Vốn điều lệ của VEPF do ngân sách nhà nước cấp tăng từ 200 lên 500 tỷ đồng và được cấp đủ trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyết đinh 35/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành. Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư.
500 tỷ đồng.
Hàng năm VEPF được bổ sung thêm vốn từ nguôn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
* Nguồn vốn từ các nguồn thu khác
Theo Quyết đinh 35/QĐ-TTg, Nguồn vốn này từ các nguồn thu sau:
• Tiền trích 50% từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản và các loại phí bảo vệ môi trường khác theo qui định của pháp luật.
• Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản thu vào ngân sách nhà nước) của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
• Trích 10% kinh phí dành cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hàng năm.
• Các khỏan tài trợ, hỗ trợ , đóng góp, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
• Lệ phí bán CERs
• Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật
Nguồn vốn bổ sung ngoài vốn điều lệ theo Quyết đinh 35/QĐ-TTg tính đến 31/12/2010 là 249,2 tỷ đồng, trong đó có 158,5 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, 63,6 tỷ đồng từ tiền bồi thường vi phạm môi trường, 27 tỷ tiền thu lệ phí bán CERs. Đây là một kết quả quan trọng trong hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, đánh dấu một bước phát triển mới của Quỹ, tạo điều kiện để mở rộng phương thức hoạt động của Quỹ trong thời gian tới.
- Nguồn thu đóng góp tự nguyện của hành khách bay với JETSTAR PACIFIC để thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính đến nay đã thu được hơn 80 triệu đồng.
- Nhận ủy thác từ Công ty ENVICO Hàn Quốc để tiến hành nghiên cứu công tác tái chế chất thải rắn tại Hà Nội. Quỹ cũng hợp tác cùng với dự án PCDA và Cộng hòa Séc để triển khai các chương trình năng cao năng lực và xử lý môi trường
tại các địa phương ở Việt Nam.
Nhìn chung, lượng vốn tăng lên rất nhanh từ năm 2006 đến năm 2010. Nhưng chủ yếu là vốn điều lệ được cấp từ ngân sách. Theo Quyết định 82/2002/QD9-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điếu lệ của Quỹ là 200 tỷ đồng, được cấp đủ vào cuối năm 2004.
Theo Quyết định 35/2008/QD9-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được điều chỉnh tăng lên là 500 tỷ đồng, đã được cấp đủ trong năm 2010.
- Vốn bổ sung chỉ có hai nguồn từ phí nước thải và tiền phạt vi phạm luật bảo vệ môi trường, 2 nguồn nay đến nay hầu như không còn theo các văn bản nhà nước mới.
- Tiền thu từ lệ phí bán CERs đang tăng đáng kể. Lệ phí bán/chuyển CERs: được thu trên cơ sở kết quả thực hiện các dự án CDM tại Việt Nam và CERs được trao đổi trên thị trường. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có nhiều tiềm năng về CDM. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam mới chỉ có 4 dự án CDM được cấp CERs, trong đó đáng kể nhất là dự án “Thu hồi khí đồng hành mỏ Rạng Đông” có quy mô lớn với mức CERs được cấp cho toàn dự án là 6,6 triệu CERs. Ba dự án còn lại đều là dự án thủy điện nhỏ với tổng mức CERs được cấp là 24.698 CERs. Lệ phí đã thu: 35,53 tỷ đồng.
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: mức độ thu hút rất thấp, chủ yếu là thông qua các dự án nhỏ do Quỹ đề xuất trên cơ sở các hoạt động hiện có của Quỹ hỗ trợ cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch hơn, hoặc tài trợ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.