6 Tổng hợp báo cáo hoạt động hỗtrợ tài chính các dự án bảo vệ môi trường từ năm 2004 đến năm 2010 của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong điều điều kiện khả năng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, việc ra đời một định chế tài chính thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ riêng cho việc gìn giữ, bảo vệ môi trường là cần thiết và quan trọng. Những kết quả của các Quỹ Môi trường Việt Nam đã đạt được cho đến nay đã phần nào chứng minh được tính đúng đắn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Qua đánh giá tình hình thực tế các dự án vay vốn từ Quỹ cho thấy, các doanh nghiệp vay vốn đánh giá cao và nhấn mạnh sự cần thiết, tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với việc xử lý các dự án gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng tài chính và khả năng tiếp cận
nguồn vốn từ ngân hàng thấp và thường gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc cho vay các dự án theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tái thu hồi cho các dự án khác vay đã làm giảm gánh nặng về vốn cho các dự án bảo vệ môi trường từ ngân sách và được giám sát chặt chẽ hơn do hoạt động theo cơ chế kiểm soát riêng.
Thời gian qua, Quỹ đã chủ động có kế hoạch quản lý nguồn vốn đảm bảo cung ứng đúng, đủ và kịp thời cho nhu cầu, an toàn và sinh lợi. Các báo cáo, kế hoạch tài chính được tiến hành kịp thời đúng tiến độ. Công tác tài chính, kế toán thực hiện đúng chế độ, chính sách. Thực hiện xây dựng và phê duyệt Kế hoạch tài chính năm của Quỹ, chế độ tài chính nội bộ theo đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước và các quy định của Quỹ ban hành. Trong các năm 2008 và 2010, Quỹ đã mời kiểm toán độc lập kiểm toán hoạt động tài chính của Quỹ từ ngày thành lập đến hết năm 2007 và hai năm tiếp theo là 2009-2010, kết quả kiểm toán cho thấy hoàn toàn phù hợp với các báo cáo tài chính năm Quỹ đã nộp các cơ quan quản lý, không vi phạm chế độ chính sách về tài chính, kế toán.
Đồng thời, Quỹ đã chủ động phối hợp với các phòng ban chuyên môn để làm tốt công tác giải ngân và thu hồi nợ, quản lý vốn an toàn, sinh lợi.
Trong năm 2008, Quỹ đã chủ động phối hợp với Vụ Chính sách Thuế, Vụ Ngân sách, Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính, Kho Bạc Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn bổ sung cho Quỹ theo quy định. Kết quả của các cố gắng trên, tổng số tiền huy động bổ sung ngoài vốn điều lệ là 26,72 tỷ đồng và 927.366 EUR. Trong đó có 25,84 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, 39 triệu đồng từ đóng góp từ Jetsta Pacific và 2,8 tỷ đồng tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Số tiền gần một triệu EUR (khoảng hơn 20 tỷ đồng) là lệ phí chuyển CERs về nước. Đây là một kết quả quan trọng trong hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, đánh dấu một bước phát triển mới của Quỹ, tạo điều kiện để mở rộng phương thức hoạt động của Quỹ trong thời gian tới.
kết quả như:
- Góp phần đưa nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện dự án môi trường hiệu quả, thực hiện các chiến lược, mục tiêu bảo vệ và gìn giữ môi trường; bước đầu huy động được một phần nguồn lực từ trong và ngoài nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động của các Quỹ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao nhận thức con người về vấn đề môi trường.
- Ngoài vai trò hỗ trợ bảo vệ môi trường, các dự án cho vay và hỗ trợ còn góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ con người, ổn định cuộc sống, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường…
Có được những thành tựu trên phải kể đến hoạt động của Quỹ có nhiều ưu điểm.
Thứ nhất, Quỹ đã hình thành được định chế tài chính phù hợp với nhu cầu hỗ trợ tài chính cho các dự án môi trường trên toàn quốc. Quỹ VEPF đã thành công bước đầu trong việc thực hiện cho vay và tài trợ vốn: các khoản vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường
Thứ hai, Quỹ bước đầu hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của Quỹ thông qua việc hình thành một số phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ; quy trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cho vay và giám sát việc trả nợ vay…được các đơn vị vay vốn đánh giá cao thông qua những thông tin rõ ràng, hướng dẫn chu đáo và tương đối dễ hiểu
Thứ ba, các Quỹ đã phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ Tài nguyên Môi trường như: Cục bảo vệ môi trường, Vụ Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình hoạt động, tạo hành lang pháp lý minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ và đảm bảo tính hiệu quả
một số khâu kế toán - tài chính, theo dõi hổ sơ, theo dõi cấp phát vốn, hoàn thiện trang Web, đảm bảo việc tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng cho vay được dễ dàng và hiệu quả hơn
Thứ năm, Quỹ chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp trên cả nước để giới thiệu về Quỹ và hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay tại Quỹ một cách thuận lợi nhất. Quỹ đã cải tiến Hồ sơ vay vốn ưu đãi theo hướng tinh giản đầu mục hồ sơ, mẫu hoá hồ sơ để đơn vị vay vốn dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo có đủ lượng thông tin tối đa cho công tác thẩm định. Công tác tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ được tuân thủ đúng quy trình không gây phiền hà cho chủ đầu tư.
Thứ sáu, các yếu tố bên ngoài, đó là sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường. Thực tế, các nhiệm vụ của Quỹ cũng được mở rộng như quản lý dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM), thu và sử dụng lệ phí chứng chỉ giảm thiểu khí nhà kính, ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; tham gia điều phối, quản lý tài chính các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nói một cách khái quát, những thành tích có được của các Quỹ Môi trường Việt Nam trong những năm qua một mặt do chính nội lực của Quỹ và năng lực của đội ngũ nhân lực ở các Quy; mặt khác, các Quỹ đã nhận được nhiều mối quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và sự đồng tình của nhân dân thông qua việc trực tiếp cho vay hoặc hỗ trợ xử lý các dự án ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có phạm vi ảnh hưởng lớn; các hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng và thu hút được sự chú ý của nhiểu tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam, đặc biệt là sự trợ giúp của DANIDA, sứ quán Đan Mạch… Những kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ về chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường, đồng thời khẳng định vai trò của các Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.