KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖTRỢ TÀI CHÍNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỸ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 31)

VỀ HOẠT ĐỘNG HỖTRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.2.KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖTRỢ TÀI CHÍNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỸ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚ

CÁC DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỸ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI

Để đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Hungary… đã thành lập Quỹ môi trường, Phillippin thành lập Quỹ hỗ trợ đời sống. Tại các nước này, việc ra đời Quỹ môi trường đã tạo điều kiện tiến hành đầu tư và trợ cấp được chủ động, kịp thời. Quỹ môi trường ở các nước phát triển và các nước trong khu vực Asean hiện nay hoạt động khá hiệu quả.

Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, Quỹ môi trường được thiết lập ở một số quốc gia khi hoạt động phát triển kinh tế gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và do vậy can thiệp của chính phủ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Quỹ môi trường cũng được thiết lập ở những nước mà nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho môi trường còn hạn hẹp và không được sử dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng mà chỉ tập trung cho các đối tượng ưu tiên. Theo nguyên tắc và kinh nghiệm cho thấy phí môi trường thường đóng vai trò chính trong việc cung cấp vốn đầu vào cho các quỹ môi trường.

các khoản thuế môi trường khác không đóng vai trò quan trọng, nguồn thu chính của các quỹ môi trường (EFS) thường được lấy từ:

(i) Lệ phí không trực tiếp liên quan đến môi trường (ví dụ ở Algeria, một phần nguồn thu của EFS được trích từ vé máy bay)

(ii) Các nguồn tài chính phi Chính phủ (trong và ngoài nước), điển hình là quyên góp, tài trợ, ủng hộ.

Do nguồn thu từ các loại phí môi trường còn hạn chế mà các quỹ EFS phải phụ thuộc nhiều vào phân bổ ngân sách nhà nước và các khoản tài trợ phi chính phủ.

Ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, Quỹ môi trường là một công cụ hoạt động khá hữu hiệu trong việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường. Thông thường các quỹ này được lập dưới dạng tổ chức chính phủ hoặc chịu sự quản lý gián tiếp của chính phủ. Nguồn vốn hoạt động được lấy từ ngân sách, trong đó có cả tiền phạt và phí môi trường. Nguồn thu chủ yếu của Quỹ gồm phí môi trường và tiền phạt do gây ô nhiễm (phí phát thải và nước thải), từ thuế sử dụng tài nguyên (khai thác mỏ, sử dụng nguồn nước) và từ các sản phẩm cụ thể (dầu mỏ, nhiên liệu, bao bì). Một số Quỹ (của Slovenia, Estonia, và Cộng hòa Séc) chuyển sang tư nhân hóa để tăng nguồn thu, một số quỹ khác (ở Balan và Nga) lại tạo được nguồn tài chính bổ sung bằng các hoạt động tài chính của bản thân quỹ đó. Cho vay là một hình thức giải ngân quan trọng của quỹ, vì thế, nguồn thu được (kể cả lãi) từ hoạt động này ngày càng chiếm phần đáng kể. Các nguồn đầu tư từ nước ngoài cho các quỹ môi trường trong khu vực cũng được tăng lên. Đã có 2 quỹ hình thành trên cơ sở trao đổi nợ môi trường (các quỹ Quỹ Sinh thái của Balan và Bulgary); Quỹ phát triển môi trường của Slovenia và Quỹ quốc gia giảm ô nhiễm của Nga (NPAF) được cấp vốn toàn bộ hoặc một phần từ các khoản vay của Ngân hàng Thế giới; các “quỹ đầu tư môi trường” mới đã thành lập ở Latvia và Lithuana nhờ vốn ban đầu của Liên minh Châu Âu (EU).

năm 1991 và xem như viện nghiên cứu quốc gia, là kết quả của sự hợp nhất và thay thế của tiền tổ chức Quỹ khí và Quỹ nước của quốc gia. Quỹ quản lý nguồn nước được thành lập vào năm 1967. Quỹ bảo vệ không khí được thành lập vào năm 1977. Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập Quỹ môi trường cộng hòa Séc là nhằm tạo nên một công cụ tài chính linh hoạt và bao quát để tiến hành các chính sách về môi trường quốc gia mà sẽ :

+ Dựa vào các khoản tiền chi trả cho các hoạt động môi trường từ thiện (lệ phí, tiền công, tiền phạt sử dụng cho môi trường).

+ Thống nhất các Quỹ chuyên môn hoá hiện nay (Quỹ quản lý nước quốc gia và Quỹ bảo vệ không khí).

+ Cho phép huy động nguồn vốn từ các trung gian tài chính cho bảo vệ môi trường.

+ Cho phép phản ánh một cách linh hoạt các tiến triển ưu tiên trong bảo vệ môi trường.

+ Cho phép mang sang các nguồn tài chính hàng năm.

Cộng hoà Séc đã áp dụng hệ thống thu phí ô nhiễm từ khá lâu, ví dụ như đối với ô nhiễm không khí được thực hiện từ năm 1967. Bắt đầu bằng việc đặt ra các mức thu phí thấp, quy trình thu phí đơn giản nhằm tạo cho người dân làm quen với nhận thức “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để xử lý môi trường. Với cách thực hiện như vậy hệ thống thu phí bảo vệ môi trường ở Cộng hoà Séc đã được thực thi tương đối tốt.

Khi người dân đã quen với việc nộp tiền phí bảo vệ môi trường, nhà nước đã tiến hành điều chỉnh theo hướng phù hợp với “thị trường tự do” vào năm 1991, với các chất ô nhiễm nhiều hơn, tỷ lệ cao hơn và tăng dần qua các năm: 30% năm 1992-1993; 60% năm 1994-1995; 80% năm 1996; 100% từ năm 1997. Sau khi gia nhập EU, Séc đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung vào năm 2002, trong đó tập trung bổ sung vào các chất ô nhiễm theo yêu cầu của EU.

khoản phí (Bảng: 1.1).

Bảng 1.1: Hệ thống phí bảo vệ môi trường của Cộng Hoà Séc

Nhóm Loại ô nhiễm Quỹ Môi

trường Ngân sách khu vực Địa phương Nước

Nước thải xả vào nước ngầm 100%

Nước thải xả vào nước mặt 100%

Rút nước ngầm 50% 50%

Chất thải

Chôn lấp chất thải rắn không độc hại 100%

Chôn lấp chất thải rắn độc hại 100%

Vận hành các hệ thống chất thải thành phố 100%

Các phương tiện thu hồi và thải loại rác 100% Phí đăng ký và phí hành chính 100% Khôn

g khí

Sản xuất và nhập khẩu các chất độc hại 100% Phát thải từ các nguồn thải diện rộng 100% Phát thải từ các nguồn thải diện trung bình 100% Phát thải từ các nguồn thải diện nhỏ 100%

Đất Đất nông nghiệp 60% 40% Đất lâm nghiệp 60% 40% Khai thác mỏ Tách khoáng chất tại lớp đá trầm tích 25% 75%

Không gian khu vực khai thác mỏ

Nguồn: Tổng cục môi trường.

Trong số 16 khoản phí có 5 khoản điều tiết 100% số tiền thu được cho ngân sách địa phương và 4 khoản phí phân chia số thu giữa Quỹ Môi trường với ngân sách địa phương hoặc khu vực, số còn lại (7 khoản phí) Quỹ Môi trường được hưởng 100%. Chính cơ chế này đã tạo cho Quỹ Môi trường Séc có được nguồn vốn bổ sung đáng kể, qua đó chủ động được việc cho vay, hỗ trợ lãi suất hay tài trợ cho các dự án về môi trường.

Đối với phí nước thải, Cộng hòa Séc đang thu vào 9 chất gây ô nhiễm. Trong đó, mức thu với nhu cầu ô xy hóa học (COD) là chất gây ô nhiễm phổ biến nhất có trong nước thải cao gấp từ 6,9 lần đến 37,8 lần so với mức thu cao nhất của Việt Nam (300 đồng/kg).

Về cơ cấu nguồn thu của Quỹ Môi trường Séc: trong tổng số thu nhập của Quỹ Môi trường Cộng hoà Séc năm 2005 thì số thu từ phí môi trường và các khoản tiền phạt về môi trường chiếm 65,5% tổng thu nhập của Quỹ. Như vậy, có thể thấy phí môi trường là khoản thu chính của Quỹ Môi trường Séc, khoản thu này là khoản thu thường xuyên và có xu hướng tăng lên qua các năm do số người phải nộp phí có xu hướng ngày càng tăng (năm 2004, phí ô nhiễm không khí diện rộng: 5.179 người, phí ô nhiễm không khí diện trung bình: 25.268 người; sản phẩm thải với tỷ lệ cơ bản: 56.015 người…) chưa kể mức phí cũng được điều chỉnh tăng dần từng bước.

Ở Ba Lan, từ năm 1989 đến nay, nguồn tài chính từ phí môi trường và phạt môi trường không nằm trong sự quản lý của Bộ tài chính. Mức phí do Bộ môi trường xác định, có nhiều mức phí khác nhau ứng với các đối tượng chịu phí khác nhau. Cơ quan thu phí là Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bố theo phần trăm cho các quỹ. Hệ thống phân chia rất phức tạp, tỷ lệ khác nhau của các loại phí ở các địa phương khác nhau và được hình thành dần trong 15 năm qua. Quỹ môi trường và quản lý nước trung ương được cấp từ 27 % đến 30 % phí môi trường trong năm.

Nhìn chung, các Quỹ môi trường ở các nước có nguồn thu từ nhiều khoản khác nhau nhưng trước nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng, những vấn đề mà các Quỹ môi trường của các nước đang phát triển gặp phải trong việc huy động vốn cho Quỹ môi trường bao gồm:

a) Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ: mặc dầu các Quỹ môi trường hầu hết được cho phép sử dụng một phần kinh phí thu được từ các khoản phí, thuế môi trường, song do các quy định thu phí, thuế chưa được hình thành đầy đủ, kèm theo yếu kém về thể chế, năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, kinh tế học và quản lý hành chính khiến việc thực hiện càng trở nên khó khăn hơn.

b) Nguồn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế: Do bản thân những nước đang phát triển có nguồn tài chính hạn hẹp, đang phải tập trung đầu tư vào nhiều vấn đề cấp bách khác nên việc đầu tư cho môi trường thông qua Quỹ môi trường chỉ ở mức độ thấp. Thậm chí nhiều nước chưa hình thành cơ chế đầu tư cho môi trường thông qua

Quỹ môi trường.

c) Năng lực thu hút đầu tư từ nguồn tài trợ song phương, đa phương yếu: thông thường các bên tài trợ đều có những chiến lược hỗ trợ nhất định và có những yêu cầu cụ thể mà Quỹ phải đảm bảo. Để thu hút được nguồn tài trợ, Quỹ cần phải có một chiến lược, chương trình hoạt động và các tiêu chí đầu tư rõ ràng.

Về sử dụng vốn: Tuỳ thuộc vào điều kiện ở mỗi quốc gia mà việc sử dụng vốn của Quỹ môi trường ở mỗi quốc gia khác nhau. Ở các nước phát triển, phần lớn sự hỗ trợ tài chính của Quỹ tập trung vào hình thức tài trợ hoặc cho vay nhỏ.

Ở các nước đang phát triển, cơ chế phân bổ vốn và mục đích sử dụng vốn của Quỹ môi trường (EFS) khá đa dạng. Trong những trường hợp EFS được thiết lập để khắc phục những yếu kém của hệ thống tài chính, chúng phân bổ vốn cho một diện rộng các dự án liên quan đến môi trường bao gồm:

- Đầu tư vào thiết bị giúp giảm ô nhiễm. - Đầu tư vào thiết bị làm sạch môi trường. - Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Chương trình giáo dục và đào tạo

Phần lớn các nguồn vốn đầu tư được cấp dưới hình thức tài trợ. Trong những trường hợp khác, đặc biệt khi Quỹ môi trường được sử dụng có hiệu quả, phạm vi các dự án được nhận tài trợ không hoàn lại sẽ thu hẹp dần và các hình thức khác như cho vay, bảo lãnh được mở rộng. Ở Thái Lan, EFS được sử dụng cho đầu tư vào xử lý nước thải và tiêu hủy chất thải rắn; ở Nigeria, phần lớn EFS được dùng cho khắc phục thiên tai, làm sạch môi trường và các dự án phòng chống bão lụt.

Bên cạnh những yếu kém về thể chế, năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, kinh tế học và quản lý hành chính ở các nước đang phát triển còn thiếu để đánh giá chính xác chi phí và lợi ích của các dự án môi trường. Do vậy, việc sử dụng EFS thường dựa vào quyết định cục bộ, khẩn cấp hoặc các ưu tiên chính trị, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà tài trợ và đầu tư khi ra quyết định cung cấp tài chính cho Quỹ môi trường. Mặc dù EFS có thể hoạt động như những xúc tác giúp

huy động nguồn vốn tư nhân, nhưng nếu thiếu đi việc tăng mạnh đóng góp từ phí môi trường, chúng vẫn chỉ là một hình thức tài chính hạn hẹp về quy mô.

Ở các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cho vay với lãi suất ưu đãi là hình thức chủ yếu của quỹ ở các nước này. Ở Cộng hoà Séc, việc sử dụng vốn căn cứ theo các mục tiêu chính sách môi trường quốc gia. Các chi tiêu ưu tiên lâu dài của Quỹ được Bộ môi trường chỉ rõ trong Chiến lược của Quỹ môi trường quốc gia trong từng giai đoạn. Hàng năm, Quỹ cũng có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và được Bộ môi trường quyết định. Việc hỗ trợ tài chính tập trung vào các lính vực: bảo vệ không khí, bảo vệ nguồn nước và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi được phân biệt thành 2 đối tượng: các thực thể thương mại và các thực thể phi thương mại. Các thực thể thương mại vay vốn với lãi suất 7%/năm, trong khi đó, các thực thể phi thương mại vay vốn với lãi suất chỉ 3%/ năm. Thời gian hoàn trả vốn vay khoảng 7 năm tính từ khi Quỹ cấp (thời gian gia hạn tối đa là 3 năm). Quỹ có thể kiểm soát tối đa 80% tổng chi phí dự án. Các thực thể phi thương mại có thể tiếp nhận đồng thời các khoản tài trợ và cho vay nhỏ. Quỹ không hỗ trợ các dự án đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ở Ba Lan, các lĩnh vực cho vay với lãi suất ưu đãi của Quỹ bao gồm: bảo vệ nguồn nước trước các chất thải, bảo vệ không khí, cải tạo đất thái hoá, chất thải, quản lý rác của đô thị, quản lý rác thải bao bì, đưa công nghệ sản xuất sạch vào hoạt động. Trong đầu tư môi trường, quỹ chấp nhận có rủi ro hạn chế bằng các biện pháp bảo đảm tiền vay truyền thống, đảm bảo của chính quyền địa phương. Vụ đánh giá rủi ro tài chính gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao để đánh giá rủi ro. Hiện tại nợ xấu khoảng 15%.

Từ nghiên cứu thực tế hoạt động của Quỹ môi trường Quốc gia Cộng Hòa Séc và Quỹ Bảo vệ môi trường Ba Lan, có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, cần phải nhận thức rõ: đầu tư cho bảo vệ môi trường là một lĩnh vực đầu tư có nhiều cơ hội, có thể mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội, lợi nhuận cho doanh nghiệp hấp dẫn không kém các lĩnh vực đầu tư khác.

Hai là, cần đa dạng hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư tài chính cho mục tiêu bảo vệ môi trường.

Ba là, cần lựa chọn đúng các ưu tiên trong hoạt động bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc định hướng và khuyến khích đầu tư tài chính cho lĩnh vực này; nên tính các chỉ số và xếp theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án cho vay.

Bốn là, tăng cường và đề cao vai trò của khu vực doanh nghiệp trong đầu tư bảo vệ môi trường. Đối tượng tài trợ không chỉ cho các doanh nghiệp, mà còn dành một phần đáng kể để tài trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhất là cơ quan thanh tra.

Năm là, trong các nguồn vốn của Quỹ, cần quan tâm nhiều hơn tới hai nguồn vốn chủ yếu của các Quỹ môi trường nước ngoài là ODA và nguồn vốn của tư nhân.

Sáu là, xác định đúng đắn vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường, theo nguyên tăc: "Cái gì tư nhân làm được và làm tốt hơn thì để cho họ làm".

Bảy là, lãi suất không nên cố định mà phải để trong một khoảng dung sai cho phép, Tùy theo dự án môi trường, hoặc tùy theo tình hình lạm phát hoặc tùy thuộc mức lãi suất ngân hàng để điều chỉnh cho phù hợp.

Tám là, thời hạn cho vay của Quỹ môi trường cần phải linh hoạt, phù hợp với tính chất đầu tư của dự án môi trường thường là dài.

Đó là những kinh nghiệm của các Quỹ Môi trường quốc tế cho các nước

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 31)