Các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 25 - 28)

VỀ HOẠT ĐỘNG HỖTRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1.1.2. Các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được các nước áp dụng, tựu chung lại có các nhóm biện pháp sau:

+ Các chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Ban hành các chỉ tiêu về môi trường…

+ Biện pháp sử dụng công cụ tài chính. Bao gồm các biện pháp chi tiêu và hỗ trợ tài chính cho công tác bảo vệ môi trường.

+ Biện pháp khoa học - công nghệ. Ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ trong sản xuất với tiêu chí hạn chế mức độ gây ô nhiễm, tiêu tốn ít năng lượng nguyên liệu…, và ứng dụng trong các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường.

+ Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường

Ở nước ta, để bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Nhà nước đã và đang nỗ lực áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, ngày 02 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với quan điểm:

"- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.

- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững."1

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu xây dựng,

1

Điều 1, Quyết đính số: 256/2003/QĐ-TTg của Thủ thướng Chính phủ ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010 .

ban hành mới hoặc bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường. Đặc biệt, để quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 - đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 - thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 để phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật, đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, trong đó nêu rõ các nhóm chính sách là:

- Nhóm 9 chính sách cơ bản về tuyên truyền khuyến khích bảo vệ môi trường gồm: Khuyến khích đầu tư bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.

- Nhóm các hành vi bị nghiêm cấm là những hành phá hoại môi trường, khai thác, xâm hại môi trường, các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường... cũng được quy định cụ thể chi tiết tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đang thúc đẩy một loạt các chính sách nhằm hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước trong việc áp dụng công nghệ sạch, sản suất sạch, tăng cường bảo vệ môi trường, như trong nội dung: "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07 tháng 9 năm 2009.

nước về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài các chính sách về truyền thông, nâng cao nhận thức, giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách, giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực thi, cưỡng chế và kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, các công cụ tài chính cũng đã được áp dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường như:

- Các công cụ thuế và phí môi trường, như thuế tài nguyên, thuế xăng dầu, phí cầu đường, vé vào cửa khu du lịch, tiền phạt vi phạm môi trường.

- Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp không đủ vốn để thực hiện đầu tư các dự án bảo vệ môi trường như các dự án ứng dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch trong sản xuất của doanh nghiệp; chưa có và không có đủ điều kiện cũng như phương tiện tài chính cần thiết cho việc tự đánh giá tác động môi trường ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w