Gia tăng nguồn vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 88 - 92)

13 Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hảnh theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/

3.3.2. Gia tăng nguồn vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Là một tổ chức tài chính Nhà nước, việc huy động vốn cho VEPF có cả những thuận lợi và khó khăn.

Về thuận lợi: Thứ nhất, Chính phủ, bằng các chính sách, cơ chế đã tạo cho Quỹ một hành lang, một phạm vi tương đối rộng để huy động vốn ngoài nguồn vốn cấp từ Ngân sách nhà nước; Thứ hai, Bản thân nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho công tác Bảo vệ môi trường hiện nay đang được xã hội ủng hộ cao; Thứ ba, Trên phạm vi quốc tế, khu vực cũng như ở trong nước đã hình thành một mạng lưới quỹ môi trường và sự kết nối với một chiến lược hoạt động thích hợp của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ đem lại những cơ hội và thuận lợi đáng kể cho việc thu hút các nguồn vốn cho Quỹ.

Về những khó khăn:

+ Hạn chế về nguồn vốn và lượng vốn trong nước có thể huy động.

Đối với nước ta, loại hình quỹ hoạt động dạng như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam mới được tổ chức và đưa vào vận hành cách đây không lâu, chỉ khoảng 5- 7 năm trở lại đây. Khó khăn lớn nhất trong việc huy động vốn cho Quỹ trước hết phải kể đến sự hạn chế về nguồn vốn, cả về số lượng nguồn, cả về lượng vốn.

+ Về số lượng nguồn huy động: Hiện tại và trong một số năm trước mắt, ngoài nguồn từ ngân sách nhà nước ra thì các nguồn khác không phải ngân sách nhà nước sẽ chỉ có thể nhằm vào nguồn đóng góp tự nguyện các khoản viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, trong đó khả năng và cơ hội nhiều hơn nằm ở nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của nước ngoài, nhưng số lượng các tài trợ trong nước (của các doanh nghiệp, nhà đầu tư,…) còn rất ít bởi lẽ đơn giản là chính bản thân họ cũng đang có khó khăn về vốn.

+ Về lượng vốn: Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài trên phạm vi thế giới, khu vực cũng như căn bệnh thiếu vốn kinh niên của nước ta thì ngay bản thân các nguồn vốn quốc tế cũng bị tác động ảnh hưởng tiêu cực và do vậy lượng vốn có thể huy động từ các nguồn cho Quỹ cũng có những hạn chế.

+ Chính sách, cơ chế quản lý nhà nước trên lĩnh vực huy động vốn ở nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế. Việc thiếu đầy đủ, thiếu đồng bộ và chồng chéo trong các quy định quản lý nhà nước có liên quan tới việc huy động vốn cho các mục tiêu

phát triển nói chung và cho các mục tiêu bảo vệ môi trường ở nước ta nói riêng chắc chắn có ảnh hưởng tới việc huy động vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Còn chồng chéo các văn bản pháp quy quy định về nguồn vốn bổ sung cho Quỹ. NhưNghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Nghị định 174/2009/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn lại quy định rất khác về vấn đề phân bổ nguồn thu phí so với quy định tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam”. Còn thiếu quy định cụ thể về việc chuyển khoản tiền đền bù thiệt hại về môi trường từ ngân sách nhà nước sang cho Quỹ. Theo quy định, các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường được thu vào ngân sách nhà nước và chuyển về Quỹ theo yêu cầu. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn chưa có những quy định cụ thể liên quan tới việc xác định khoản thu đền bù thiệt hại về môi trường vào ngân sách nhà nước và từ ngân sách nhà nước chuyển cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Trước mắt, một khi chưa có những quy định tài chính cụ thể hóa đối với khoản thu thiệt hại về môi trường vào ngân sách nhà nước để chuyển cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam thì nguồn vốn này cho Quỹ vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa. Tương tự tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường cũng chỉ một phần nhỏ được nộp về ngân sách Trung ương và không điều tiết được cho Quỹ.

Từ những thuận lợi và khó khăn trong huy động vốn cho Quỹ và từ thực tế Việt Nam thì việc huy động vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các quan điểm sau:

a. Việc huy động vốn cho Quỹ không vì mục đích lợi nhuận

Điều này đã được quy định trong Quyết định thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ và có nghĩa là mọi hoạt động của Quỹ, trong đó có huy động các nguốn vốn cho Quỹ đều phải tuân thủ nguyên tắc không vì mục đích kinh doanh kiếm lời. Cách tiếp cận như vậy trong huy động vốn cho Quỹ là rất quan trọng bởi nó quy định không chỉ tính chất của hoạt động huy động vốn của Quỹ mà còn là một trong những nền tảng quan trọng trong việc kêu gọi sự

ủng hộ, tài trợ tài chính của các nhà tài trợ.

b. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ là cơ sở, điều kiện tiên quyết cho việc huy động vốn cho Quỹ.

Huy động và sử dụng vốn huy động được có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau như hai mặt của một vấn đề. Huy động vốn là đế sử dụng và sử dụng vốn tạo ra nhu cầu vốn cần được huy động. Chính mối quan hệ hữu cơ và khăng khít này đã quy định trước rằng nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả hoặc không đúng mục tiêu sẽ triệt tiêu động lực đối với huy động vốn.

Hiệu quả môi trường thực hiện ở sự cải thiện, bảo vệ, bảo tồn, duy trì được chất lượng môi trường cũng như ở việc ngăn chặn, phòng ngừa hay khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả xã hội thể hiện ở sự nâng cao nhận thức, ý thức của xã hội đối với bảo vệ môi trường và thông qua đó thúc đẩy các hành vi xã hội hưởng ứng hoặc hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.

Hiệu quả kinh tế, mặc dù như đã nói ở trên không phải là chủ yếu, những cũng cần được chú ý và thể hiện cả trực tiếp và gián tiếp trong sử dụng vốn của Quỹ. Hiệu quả kinh tế ở đây thể hiện trong các hoạt động cho vay bảo toàn được vốn cho vay. Thực tiễn ở nước ta cũng như kinh nghiệm cho thấy nhiều trường hợp quỹ do không chứng tỏ được hiệu quả trong sử dụng vốn của mình nên đã không tạo nên được mối quan tâm lớn đối với các nguồn vốn trong xã hội nên đã không hoặc ít huy động được vốn cho sự mở rộng, phát triển hoạt động của Quỹ.

c. Nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn ngoài nước là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Đây là quan điểm chung và đã được khẳng định đối với việc huy động vốn đầu tư xã hội cho phát triển ở nước ta.

Cũng như đối với bất kỳ nguồn vốn cho phát triển nào, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng nhất là trong bối cảnh tài chính như ở nước ta. Nhưng nó không thể đóng vai trò quyết định. Nguồn vốn trong nước phải đóng vai trò quyết

định này bởi lẽ không chỉ vì lý do chính trị - xã hội, mà còn cả vì chính sự hạn chế của bản thân nguồn vốn nước ngoài có thể hỗ trợ cho mục tiêu bảo vệ môi trường ở trong nước cũng như do sứ mạng mà các nguồn tài trợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 88 - 92)